Quy trình bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh được các cơ quan nhà nước thực hiện như thế nào?
- Quy trình bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh được các cơ quan nhà nước thực hiện như thế nào?
- Đối tượng của Chương trình Bố trí dân cư các vùng Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 gồm những ai?
- Việc lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung được thực hiện ra sao?
Quy trình bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh được các cơ quan nhà nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT quy trình bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh thực hiện như sau:
(1) Đối với ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi
- Thực hiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT;
- Căn cứ vào Quyết định di dân đến vùng dự án, phương án bố trí ổn định dân cư của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi và Quyết định tiếp nhận hộ gia đình, cá nhân đến vùng dự án, phương án bố trí ổn định dân cư của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi thông báo danh sách các hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định.
(2) Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT.
(3) Đối với ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi thực hiện:
- Thẩm định, ban hành Quyết định di dân đến vùng dự án, phương án bố trí ổn định dân cư (kèm theo danh sách các hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định); đồng thời có văn bản gửi kèm Quyết định này đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến xem xét, ban hành Quyết định tiếp nhận hộ gia đình, cá nhân đến vùng dự án, phương án bố trí ổn định dân cư;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến tổ chức bàn giao, đưa hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định đến địa bàn vùng dự án, phương án.
(4) Đối với ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến thực hiện:
- Tổ chức kiểm tra địa bàn vùng dự án, phương án bố trí ổn định dân cư và lập biên bản theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT;
- Căn cứ văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi và kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT; xem xét, ban hành Quyết định tiếp nhận hộ gia đình, cá nhân đến vùng dự án, phương án bố trí ổn định dân cư;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi tổ chức giao, nhận hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định vào vùng dự án, phương án và lập biên bản giao, nhận theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT;
- Chỉ đạo nghiệm thu số hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định thuộc dự án, phương án bố trí ổn định dân cư và lập biên bản nghiệm thu theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT.
- Chỉ đạo thực hiện chi trả chế độ, chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân được phê duyệt bố trí ổn định dân cư theo quy định hiện hành và tổng hợp danh sách các hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án, phương án bố trí ổn định dân cư nhận chính sách hỗ trợ theo Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT.
Quy trình bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh được các cơ quan nhà nước thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng của Chương trình Bố trí dân cư các vùng Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Mục I Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 đối tượng của Chương trình bố trí dân cư:
Hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
(1) Hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở do sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét; hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng.
(2) Hộ gia đình, cá nhân sống ở vùng đặc biệt khó khăn, thiếu đất, nước để sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu; du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, ô nhiễm môi trường.
(3) Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện đến các vùng biên giới đất liền, Khu kinh tế - quốc phòng, hải đảo.
(4) Hộ gia đình, cá nhân đã di cư tự do đến các địa bàn trong cả nước không theo quy hoạch, kế hoạch, đời sống còn khó khăn; hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu rừng đặc dụng cần phải bố trí, ổn định lâu dài.
(5) Cộng đồng dân cư nơi tiếp nhận người dân tái định cư tập trung, xen ghép.
Việc lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT có thể hiểu bố trí ổn định dân cư tập trung là di chuyển hộ gia đình, cá nhân đến điểm tái định cư tập trung thành lập điểm dân cư mới.
Theo đó, việc lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT như sau:
(1) Các dự án bố trí ổn định dân cư tập trung:
- Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai;
- Dự án bố trí ổn định dân cư vùng biên giới, hải đảo;
- Dự án bố trí ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn;
- Dự án bố trí ổn định dân di cư tự do, khu rừng đặc dụng;
- Trường hợp trên một địa bàn có nhiều đối tượng cần bố trí ổn định dân cư tập trung, như: Vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng thì xây dựng dự án bố trí ổn định dân cư tập trung kết hợp nhiều đối tượng và lấy đối tượng có số hộ nhiều nhất để gọi tên theo 1 trong 4 loại dự án nêu trên.
(2) Nội dung dự án bố trí ổn định dân cư tập trung theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT.
(3) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bố trí ổn định dân cư tập trung theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
(4) Trường hợp thực hiện dự án bố trí ổn định dân cư khẩn cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Điều 42 Luật Đầu tư công 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 05/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?