Quy mô kinh tế đạt 2100 nghìn tỷ đồng vùng trung du và miền núi phía Bắc là mục tiêu quy hoạch đến năm 2030 đúng không?
- Quy mô kinh tế đạt 2100 nghìn tỷ đồng vùng trung du và miền núi phía Bắc là mục tiêu quy hoạch đến năm 2030 đúng không?
- Mục tiêu cụ thể về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường khi Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc ra sao?
- Nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch theo Quyết định 369 ra sao?
Quy mô kinh tế đạt 2100 nghìn tỷ đồng vùng trung du và miền núi phía Bắc là mục tiêu quy hoạch đến năm 2030 đúng không?
Căn cứ theo nội dung quy định tại Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu cụ thể là phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 đạt được những chỉ tiêu chủ yếu sau đây về phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm;
+ Quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành);
+ Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 12 - 13%, công nghiệp, xây dựng chiếm 45 - 46% và dịch vụ chiếm 37 - 38%;
+ GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 140 triệu đồng/người/năm;
+ Tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 190 nghìn tỷ đồng;
+ Tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% - 30% tổng sản phẩm vùng (GRDP).
- Về phát triển đô thị, nông thôn:
+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%;
+ Có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; mỗi tỉnh có ít nhất 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Vậy, quy mô kinh tế đạt 2100 nghìn tỷ đồng vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng chính là m,ột trong các mục tiêu quy hoạch đến năm 2030.
Quy mô kinh tế đạt 2100 nghìn tỷ đồng vùng trung du và miền núi phía Bắc là mục tiêu quy hoạch đến năm 2030 đúng không? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường khi Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc ra sao?
Căn cứ theo Mục II Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu cụ thể về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường khi Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm:
- Về phát triển xã hội:
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65 - 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%;
+ Tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường trên 95% và huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 100%;
+ Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 2 - 3%/năm (theo tiêu chí chuẩn nghèo của từng thời kỳ);
+ Đạt 32 giường bệnh viện/vạn dân; 11 bác sĩ/vạn dân; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm;
+ Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số;
+ Tuổi thọ trung bình đạt 74 tuổi; tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh giảm xuống 12‰.
- Về bảo vệ môi trường:
+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 54 - 55%;
+ Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95 - 100%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn là 93 - 95%;
+ Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%;
+ Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 98%, trong đó tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%;
+ Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 95%; 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.
Nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch theo Quyết định 369 ra sao?
Tại Mục II Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch được quy định như sau:
- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào.
Đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh. Xây dựng, nâng cấp hạ tầng logistics, hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch, hạ tầng thông tin, truyền thông và hạ tầng kinh tế số.
- Tập trung phát triển khu vực động lực, các cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế quan trọng, các ngành kinh tế có lợi thế.
Phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi sản phẩm của vùng tập trung chủ yếu tại Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ - Hòa Bình; phát triển các cực tăng trưởng của vùng tại Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ.
Tập trung phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp, du lịch đặc trưng và kinh tế cửa khẩu.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là giáo dục nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng với nhu cầu của từng tiểu vùng, từng khu vực; chú trọng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tại chỗ.
- Tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và hợp tác quốc tế.
Thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong phát triển vùng, đặc biệt là đối với các địa bàn, khu vực giữ vai trò quan trọng về bảo vệ rừng, an ninh biên giới, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?