Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
- Đối tượng quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là ai?
- Quan điểm phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
- Mục tiêu phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030 như thế nào?
Đối tượng quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là ai?
Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Theo đó, tại Chương I Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ quy định về phạm vi và đối tượng quy hoạch như sau:
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH
1. Phạm vi quy hoạch: Các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trực thuộc cácbộ, ngành, địa phương và các cơ sở ngoài công lập trên phạm vi cả nước.
2. Đối tượng quy hoạch gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; trung tâm công tác xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì đối tượng quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm có các đối tượng sau:
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp;
- Trung tâm công tác xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 966/QĐ-TTg như thế nào? (Hình từ internet)
Quan điểm phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Tại Mục 1 Chương II Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng chính phủ nêu ra quan điểm phát triển quy hoạch mạng lưới cở sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; quy hoạch tổng thể quốc gia và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan; xây dựng hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, thích ứng và đa dạng hóa các dịch vụ trợ giúp xã hội, dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản nhất.
- Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với đặc điểm từng địa phương, quy mô dân số và số lượng người dân có nhu cầu trợ giúp xã hội; phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;
Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương; bảo đảm người nghiện ma túy được cai nghiện và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
- Quy hoạch có tính mở, linh hoạt, thực tiễn và kế thừa, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ cấu dân số và nhu cầu thực tế của từng vùng, địa phương để xác định số lượng, quy mô, công suất phục vụ phù hợp với các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội hiện đại, bền vững.
- Tăng cường nguồn lực thực hiện phát triển mạng lưới trợ giúp xã hội, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm ưu tiên đầu tư cho công tác trợ giúp xã hội tương xứng với khả năng, điều kiện phát triển kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội.
Mục tiêu phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030 như thế nào?
Tại Mục 2 Chương II Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ nêu rỏ mục tiêu phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030 như sau:
Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đa dạng về loại hình, hiệu quả về dịch vụ, đủ năng lực, quy mô; mở rộng, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng trong xã hội, tạo điều kiện phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; phân bố hợp lý về nhu cầu trợ giúp, quy mô, cơ cấu vùng, miền; đảm bảo là cơ sở để tổ chức không gian, phát triển và quản lý mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn quy hoạch bảo đảm tính khách quan, khoa học và pháp lý hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả. Mục tiêu cụ thể như sau:
- Bảo đảm ít nhất 90% số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có người chăm sóc được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, trợ giúp và quản lý, trong đó, ưu tiên trợ giúp người cao tuổi không có người chăm sóc, không có điều kiện sống tại cộng đồng, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, người khuyết tật nặng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị buôn bán, người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Tối thiểu 90% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng từ các cơ sở cai nghiện.
- Tối thiểu 90% các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các tiêu chí, điều kiện tiếp cận theo quy định đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
- Tối thiểu 50% số cơ sở ngoài công lập hiện có trong mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội được củng cố, phát triển về chất lượng, công suất phục vụ. Đạt tối thiểu 90% số người có hoàn cảnh khó khăn được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, trợ giúp và quản lý trường hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?