Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh là gì? Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh từ 01/01/2023?
- Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh được thành lập với các điều kiện gì?
- Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh?
- Chính sách nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh?
- Trách nhiệm quản lý của các cơ quan Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về điện ảnh như thế nào?
Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh được thành lập với các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 42 Luật Điện ảnh 2022 quy định về việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh như sau:
"Điều 42. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh
1. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh được quy định như trên.
Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh?
Căn cứ Điều 43, Điều 44 Luật Điện ảnh 2022 quy định về mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh và nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh như sau:
"Điều 43. Mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh
1. Hỗ trợ cho dự án sản xuất phim thể nghiệm, phim đầu tay, phim của tác giả trẻ.
2. Hỗ trợ cho tác giả, dự án sản xuất phim, phim Việt Nam xuất sắc tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, hội chợ phim, chương trình phim, tuần phim tại nước ngoài.
3. Hỗ trợ các hoạt động khác để phát triển điện ảnh."
"Điều 44. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh
1. Không vì mục đích lợi nhuận; bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý.
2. Thực hiện thu, chi, quyết toán, công khai tài chính, tài sản và công tác kế toán theo quy định của pháp luật.
3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước về các hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, không trùng lặp với nguồn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động sự nghiệp điện ảnh. Quỹ không hỗ trợ các dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Số dư kinh phí năm trước của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng."
Như vậy, mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh và nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh trong hoạt động phát triển, sản xuất phim.
Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh là gì? Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh từ 01/01/2023? (Hình từ internet)
Chính sách nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
"Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh
...
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật số để phát triển điện ảnh;
b) Cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo lãnh, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm bảo hiểm để phát triển điện ảnh;
c) Tài trợ, hiến tặng cho hoạt động điện ảnh và quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do tổ chức, cá nhân thành lập."
Như vậy, căn cứ điểm c khoản 4 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 quy định nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do tổ chức, cá nhân thành lập.
Trách nhiệm quản lý của các cơ quan Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về điện ảnh như thế nào?
Căn cứ Điều 45 Luật Điện ảnh 2022 quy định về Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
"Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện ảnh.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về điện ảnh, chiến lược, kế hoạch phát triển điện ảnh;
b) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện ảnh;
c) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động điện ảnh; hệ thống chỉ tiêu thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh;
d) Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực điện ảnh;
đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh trong nước và nước ngoài;
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động điện ảnh;
g) Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh; dừng phổ biến phim theo thẩm quyền;
h) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động điện ảnh;
i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh theo thẩm quyền."
Như vậy, trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định như trên.
Luật Điện ảnh có hiệu lực thi hành từ 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?