Quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
- Quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
- Trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của cảnh sát giao thông ra sao?
- Có những biện pháp phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nào?
Quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 69/2024/TT-BCA có quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như sau:
Sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ
1. Âm hiệu còi được sử dụng kết hợp với động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, cụ thể:
a) Một tiếng còi dài, mạnh là báo hiệu dừng lại;
b) Một tiếng còi ngắn, nhanh là cho phép lưu thông;
c) Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái qua mặt;
d) Hai tiếng còi ngắn, mạnh là báo hiệu đi chậm lại;
đ) Ba tiếng còi ngắn, nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
e) Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm soát hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
2. Đối với một số vị trí nhất định có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được sử dụng loa gắn trên các phương tiện, loa pin cầm tay để nhắc nhở, hướng dẫn hoặc yêu cầu người tham gia giao thông chấp hành công tác chỉ huy, điều khiển giao thông của lực lượng chức năng.
Theo đó, việc sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông như sau:
- Sử dụng âm hiệu còi kết hợp với động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, cụ thể:
+ Một tiếng còi dài, mạnh là báo hiệu dừng lại;
+ Một tiếng còi ngắn, nhanh là cho phép lưu thông;
+ Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái qua mặt;
+ Hai tiếng còi ngắn, mạnh là báo hiệu đi chậm lại;
+ Ba tiếng còi ngắn, nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
+ Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm soát hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
- Đối với một số vị trí nhất định có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được sử dụng loa gắn trên các phương tiện, loa pin cầm tay để nhắc nhở, hướng dẫn hoặc yêu cầu người tham gia giao thông chấp hành công tác chỉ huy, điều khiển giao thông của lực lượng chức năng.
Trên đây là quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
Quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào? (Hình từ internet)
Trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của cảnh sát giao thông ra sao?
Trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của cảnh sát giao thông được quy định tại Điều 6 Thông tư 69/2024/TT-BCA như sau:
- Ngoài trang phục, trang thiết bị, phương tiện quy định cho Cảnh sát giao thông, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được trang bị:
+ Còi, gậy chỉ huy giao thông, găng tay trắng, áo phản quang, đèn pin, áo mưa Cảnh sát giao thông và ủng đi mưa;
+ Xe môtô, khóa số tám, súng ngắn, bao súng, bộ đàm cầm tay, dây micrô bộ đàm, micrô bộ đàm, gậy điện, loa pin cầm tay và hộp sơn đánh dấu hiện trường;
+ Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định an toàn và được Bộ Công an trang cấp hoặc cho phép sử dụng;
+ Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác theo quy định của Bộ Công an.
- Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
- Vị trí đeo vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông thực hiện theo mẫu số 02A, 02B và 02C ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA.
- Việc trang bị bục điều khiển giao thông và ô che mưa, che nắng tại các nút giao thông
+ Bục điều khiển giao thông có hình lăng trụ tròn hoặc lục lăng, được sơn màu trắng, có mũi tên dẫn hướng màu xanh ở giữa các mặt xung quanh thân bục;
+ Ô che mưa, che nắng làm bằng chất liệu vải màu vàng có in lô gô Cảnh sát giao thông và chữ “CSGT”; chất liệu khung, chân đế phải bảo đảm chắc chắn, dễ di chuyển, tháo lắp, sửa chữa và thay thế;
+ Việc quy định cụ thể kích thước, hình dáng và trang bị bục điều khiển giao thông, ô che mưa, che nắng do Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định bảo đảm phù hợp với tổ chức, hạ tầng giao thông, an toàn cho Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Có những biện pháp phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nào?
Căn cứ tại Điều 67 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về biện pháp phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
Biện pháp phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị; công trình, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe cơ giới.
2. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe.
4. Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp của người thực thi công vụ.
6. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.
7. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, có những biện pháp phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau đây:
- Vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị; công trình, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe cơ giới.
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
- Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe.
- Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp của người thực thi công vụ.
- Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.
- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
*Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và Thông tư 69/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 26th December là ngày gì? Ngày 26 12 cung gì? Ngày 26 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Nhà ở xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch thì có phải phá dỡ không? Trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định như thế nào?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có bắt buộc phải có vốn chủ sở hữu không?
- 10 Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với đảng viên và tổ chức đảng chuẩn theo Quy định 69-QĐ/TW?
- Kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chuẩn Quyết định 1864?