Quy định mới về tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải từ ngày 20 9 theo Thông tư 29/2024/TT-BGTVT thế nào?
- Quy định mới về tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải từ ngày 20 9 theo Thông tư 29/2024/TT-BGTVT thế nào?
- Hướng dẫn phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành thế nào?
- Thời hạn gửi báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo trong hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải khi nào?
Quy định mới về tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải từ ngày 20 9 theo Thông tư 29/2024/TT-BGTVT thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định điều kiện, tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải như sau:
- Công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc tổ chức tham mưu giúp việc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải;
Đơn vị trực thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải.
- Công chức thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra 2022 và các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
+ Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
+ Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.
Quy định mới về tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải từ ngày 20 9 theo Thông tư 29/2024/TT-BGTVT thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành như sau:
- Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải quyết định phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành bao gồm:
+ Văn bản đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành của Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành;
+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực của các tài liệu: quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức; văn bằng chuyên môn phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT; chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.
- Công chức được thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Thôi việc;
+ Nghỉ hưu;
+ Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà không liên quan đến lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch công chức hiện giữ;
+ Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành;
+ Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra 2022;
+ Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
+ Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện công việc của công chức thanh tra chuyên ngành.
- Quyết định phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành phải có các thông tin cơ bản sau: căn cứ ban hành; họ, tên, ngạch công chức, chức vụ đang giữ; lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; lý do thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành (đối với quyết định thôi phân công).
Thời hạn gửi báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo trong hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải khi nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 18 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định thời hạn gửi báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo như sau:
- Báo cáo hàng tháng: chốt số liệu báo cáo từ ngày 16 của tháng trước đến ngày 15 của tháng báo cáo; hoàn thành nhập dữ liệu trước ngày 18 của tháng báo cáo;
- Báo cáo hàng quý: chốt số liệu báo cáo từ ngày 16 của tháng cuối của quý trước đến ngày 15 của tháng cuối của quý báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 18 của tháng cuối của quý báo cáo;
- Báo cáo 6 tháng: chốt số liệu báo cáo từ ngày 16 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 18 tháng 6 của năm báo cáo;
- Báo cáo 9 tháng: chốt số liệu báo cáo từ ngày 16 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 9 của năm báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 18 tháng 9 của năm báo cáo;
- Báo cáo tổng kết năm: chốt số liệu báo cáo từ ngày 16 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 18 tháng 12 của năm báo cáo.
>> Thông tư 29/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 9 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?