Quy định mới nhất về đảm bảo an toàn chất nổ trong công trường thi công xây dựng như thế nào từ 20/6/2022?
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-BXD ban hành QCVN 18:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng. Theo đó, việc đảm bảo an toàn chất nổ trong công trường thi công xây dựng được quy định như sau:
Quy định chung về đảm bảo an toàn chất nổ?
Căn cứ tiểu mục 2.17 mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD, theo đó:
- Việc lưu trữ, vận chuyển, thao tác (xử lý); sử dụng chất nổ (vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, thuốc nổ) và các thiết bị kèm theo để thực hiện các vụ nổ (sau đây viết gọn là thi công nổ mìn); loại bỏ chất nổ và các công việc khác có liên quan đến thi công nổ mìn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, các QCVN có liên quan và các quy định trong quy chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Các quy định kỹ thuật có liên quan đến chất nổ, bao gồm: QCVN 01:2014/BCT, QCVN 01:2015/BCT, QCVN 01:2019/BCT, QCVN 02:2012/BCT, QCVN 02:2013/BCT, QCVN 02:2015/BCT, QCVN 03:2012/BCT, QCVN 03:2013/BCT, QCVN 03:2015/BCT, QCVN 03:2020/BCT, QCVN 04:2012/BCT, QCVN 04:2015/BCT, QCVN 04:2020/BCT, QCVN 05:2012/BCT, QCVN 05:2015/BCT, QCVN 05:2020/BCT, QCVN 06:2012/BCT, QCVN 06:2015/BCT, QCVN 06:2020/BCT, QCVN 07:2012/BCT, QCVN 07:2015/BCT, QCVN 08:2015/BCT và các quy định kỹ thuật khác của cơ quan có thẩm quyền về sử dụng chất nổ, thiết bị nổ.
- Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ mới được phép lưu trữ, vận chuyển, thao tác (xử lý) hoặc sử dụng chất nổ. Những người này phải thực hiện đầy đủ các bước cần thiết để ĐBAT cho người lao động và những người khác tránh nguy cơ bị tổn thương.
- Trước khi thi công nổ mìn, biện pháp thi công và ĐBAT phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; trong đó phạm vi công việc và trách nhiệm của những người liên quan phải được thể hiện chi tiết bằng văn bản.
- Thiết bị kích nổ, cầu chì an toàn, hệ thống dây điện và các thiết bị nổ mìn khác phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các QCVN có liên quan nêu tại 2.17.1.1.
- Chỉ được phép tháo vỏ bọc bảo vệ nguyên bản của chất nổ ngay trước khi bắt đầu sử dụng chúng.
- Để giảm thiểu các nguy cơ gây mất an toàn, trừ trường hợp bất khả kháng, phải thực hiện việc thi công nổ mìn:
+ Trong giờ nghỉ hoặc ngoài giờ làm việc;
+ Trên mặt đất vào ban ngày.
- Trong trường hợp phải thực hiện thi công nổ mìn trên mặt đất vào ban đêm, đường đi phải được chiếu sáng đầy đủ.
- Nếu việc thi công nổ mìn có thể gây nguy hiểm cho người của các tổ chức khác hoặc người ở khu vực lân cận:
+ Thời gian chuẩn bị và thời điểm thực hiện việc nổ mìn phải được thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để biết;
+ Chỉ được phép kích nổ sau khi đã phát đi tín hiệu cảnh báo phù hợp theo quy định;
+ Phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn xâm nhập vùng nguy hiểm và bố trí người canh gác, giám sát.
- Trước khi nạp chất nổ hoặc đưa chất nổ vào vị trí, tất cả những người không có nhiệm vụ thi công nổ mìn phải ra khỏi vùng nguy hiểm.
CHÚ THÍCH: Vùng nguy hiểm phải được quy định rõ trong biện pháp thi công và ĐBAT, được xác định căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của vụ nổ đến người và các công trình, thiết bị có liên quan và các quy định tại 2.1.1.4. Cần lưu ý là ảnh hưởng của rung động cũng có thể làm rơi các vật, cấu kiện đang lắp dựng hoặc treo/gắn trên các công trình ở gần khu vực thi công nổ mìn.
- Phải có người giám sát, bảo vệ các lỗ khoan đã nạp chất nổ hoặc khu vực đã đặt chất nổ liên tục 24/24 giờ.
- Tại thời điểm phù hợp, trước khi phát đi tín hiệu cảnh báo cuối cùng về thời điểm thực hiện vụ nổ, tất cả người đang ở trong vùng nguy hiểm phải được di chuyển đến địa điểm an toàn đã được xác định trước (theo biện pháp thi công và ĐBAT đã được phê duyệt).
- Tín hiệu cảnh báo cuối cùng phải to, rõ ràng, không thể gây nhầm lẫn ở thời điểm 01 (một) phút trước khi kích nổ. Sau khi hoàn thành vụ nổ và các điều kiện ĐBAT đã được người quản lý thi công nổ mìn xác nhận, phải phát tín hiệu thông báo “Vụ nổ đã hoàn thành và đảm bảo an toàn”.
- Để ngăn chặn người xâm nhập vào vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện vụ nổ, phải thực hiện đầy đủ các quy định sau:
+ Có rào chắn chống xâm nhập;
+ Bố trí ở nơi dễ thấy các biển báo “Chú ý quan sát - Khu vực thi công nổ mìn”;
+ Bố trí các cờ cảnh báo;
+ Bố trí ở nơi dễ thấy các thông báo về việc thi công nổ mìn;
+ Bố trí đủ người giám sát, bảo vệ liên tục 24/24 giờ.
- Cấm hút thuốc, sử dụng lửa trần trong khu vực thi công nổ mìn.
- Việc thi công nổ mìn dưới nước xem thêm các quy định tại 2.14.
Việc đảm bảo an toàn chất nổ trong công trường thi công xây dựng được quy định như thế nào từ 20/6/2022?
Lưu trữ, vận chuyển và thao tác (xử lý) với chất nổ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.17 mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD, theo đó:
- Chất nổ không sử dụng hết phải được hoàn trả về đúng kho đã xuất ra và phải ghi chép đầy đủ thông tin khi xuất ra và khi hoàn trả.
- Chất nổ, thiết bị kích nổ phải được lưu trữ và vận chuyển riêng biệt.
- Người đang làm nhiệm vụ lưu trữ, vận chuyển, thao tác (xử lý) với chất nổ không được phép hút thuốc hoặc mang theo đèn (thiết bị) chiếu sáng không phù hợp với quy định về ĐBAT chống cháy, nổ.
- Phương tiện giao thông sử dụng để vận chuyển chất nổ phải:
+ Trong tình trạng hoạt động tốt và chỉ được phép vận hành theo lệnh;
+ Có sàn gỗ vững chắn hoặc sàn kim loại không phát ánh sáng;
+ Có cấu tạo phù hợp để ngăn ngừa chất nổ bị rơi ra ngoài;
+ Có tối thiểu 02 (hai) bình chữa cháy phù hợp;
+ Được đánh dấu rõ ràng bằng một lá cờ có màu đỏ hoặc màu phù hợp với quy định; có chữ hoặc cách thức phù hợp khác để nhận biết chúng đang được sử dụng vận chuyển chất nổ.
- Chất nổ, thiết bị kích nổ phải được vận chuyển riêng trong các thùng chứa chuyên dụng nguyên bản hoặc trong các thùng kín chuyên dụng bằng kim loại không phát ánh sáng.
- Không được phép vận chuyển các loại chất nổ khác nhau trong cùng một thùng chứa.
- Các thùng chứa phải được đánh dấu (hoặc dán nhãn) để nhận biết chính xác loại chất nổ được chứa bên trong.
- Kho chứa chất nổ để sử dụng lâu dài phải tuân thủ quy định của QCVN 01:2019/BCT và các quy định sau:
+ Đặt ở vị trí đảm bảo khoảng cách an toàn cho các công trình, khu vực đang được sử dụng (có người ở, làm việc hoặc có người, phương tiện giao thông qua lại);
+ Có kết cấu và cấu tạo vững chắc, có khả năng chống đạn và chống cháy;
+ Đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và chống được các tác động của sương, băng giá;
+ Có khóa chắc chắn và có người bảo vệ liên lục 24/24 giờ.
- Trong kho chứa chất nổ:
+ Chỉ được sử dụng các thiết bị chiếu sáng điện, có khả năng chống cháy, nổ;
+ Không được lưu trữ chất dễ cháy hoặc hoặc sử dụng các vật kim loại phát sáng được.
- Trong kho chứa chất nổ hoặc trong vùng nguy hiểm tại công trường (khu vực đã có chất nổ được chuyển đến), cấm thực hiện các hành vi sau:
+ Hút thuốc lá;
+ Sử dụng diêm, lửa trần, bóng đèn chiếu sáng không có khả năng chống cháy, nổ;
+ Sử dụng vũ khí;
+ Để tích tụ các vật dễ cháy và bay được như cỏ, lá cây, mảnh gỗ nhỏ.
- Không được mở kho chứa chất nổ vào lúc đang có bão điện từ (bão mặt trời) hoặc trước thời điểm xuất hiện bão điện từ.
CHÚ THÍCH: Phải liên tục theo dõi tình hình, dự báo thời tiết trong ngày, đặc biệt chú ý ở các khu vực, vùng thường xuyên có giông sét, lốc xoáy và thông tin về bão điện từ.
- Trường hợp chất nổ, thiết bị kích nổ bắt buộc phải lưu trữ tạm thời bên ngoài kho chứa: Phải sử dụng kho tạm hoặc thùng chứa di động chuyên dụng có quy mô phù hợp với số lượng chất nổ, thiết bị kích nổ theo các yêu cầu về lưu trữ chất nổ quy định trong quy chuẩn này và QCVN 01:2019/BCT.
- Người đi lại trong kho chứa chất nổ phải sử dụng giày, dép chuyên dụng hoặc phải sử dụng bao chuyên dụng để bọc giày, dép.
- Chỉ những người có thẩm quyền thao tác (xử lý) với chất nổ mới được phép có chìa khóa của kho chứa, kho tạm hoặc thùng chuyên dụng chứa chất nổ.
- Không được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ phát tia lửa hoặc ánh sáng (ví dụ: máy cắt kim loại) để mở các thùng chứa chất nổ.
- Phải có biện pháp để bảo vệ chất nổ trước các tác động do va chạm.
- Cấm mang chất nổ trong người.
- Ngay sau khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bão điện từ, người sử dụng lao động phải đưa tất cả người lao động ra khỏi khu vực lưu trữ hoặc sử dụng chất nổ đến nơi an toàn.
- Cấm để hoặc bỏ lại chất nổ trên máy, thiết bị thi công sử dụng để vận chuyển ở công trường mà không có kiểm soát về an toàn.
Loại bỏ chất nổ được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.17 mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD, theo đó:
- Việc loại bỏ chất nổ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất, các QCVN 01:2012/BQP, QCVN 03:2017/BQP và các quy định khác có liên quan do Bộ Quốc phòng ban hành.
- Không được phép đốt vật liệu sử dụng để bọc hoặc đóng gói chất nổ trong bếp, lò đốt hoặc trong không gian hạn chế khác. Không được phép ở trong khu vực có bán kính 30 m tính từ vị trí đốt vật liệu bọc hoặc đóng gói chất nổ.
Thông tư 16/2021/TT-BXD chính thức có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?