Quy định mới nhất về chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của Kiểm soát viên chính thị trường là gì?
Chức trách của Kiểm soát viên chính thị trường là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2022//TT-BCT về chức trách của Kiểm soát viên chính thị trường như sau:
"Điều 6. Kiểm soát viên chính thị trường
1. Chức trách:
Là công chức trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao của lực lượng Quản lý thị trường; chịu trách nhiệm tham mưu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường trong phạm vi nhiều tỉnh hoặc trên địa bàn được phân công phụ trách từ cấp huyện trở lên."
Nhiệm vụ của Kiểm soát viên chính thị trường là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2022//TT-BCT về nhiệm vụ của Kiểm soát viên chính thị trường như sau:
"Điều 6. Kiểm soát viên chính thị trường
...
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường;
b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chiến lược, đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
c) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính đối với những vụ việc có quy mô lớn, tính chất phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực;
d) Tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thị trường trong phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện được phân công; xây dựng phương án, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện được phân công;
đ) Tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, chuyên môn nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
e) Chủ trì hoặc tham gia việc biên soạn, xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường;
g) Tham gia tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Quản lý thị trường;
h) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao."
Quy định mới nhất năm 2022 về chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của Kiểm soát viên chính thị trường là gì?
Tiêu chuẩn của Kiểm soát viên chính thị trường là gì?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 Thông tư 02/2022//TT-BCT về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm soát viên chính thị trường như sau:
"Điều 6. Kiểm soát viên chính thị trường
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Nắm vững tình hình, xu thế phát triển của thị trường hàng hóa, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và chiến lược phát triển của lực lượng Quản lý thị trường;
c) Có khả năng tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về tổ chức, hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường và hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường;
d) Có khả năng chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường;
đ) Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, xử lý thông tin, phối hợp, tổ chức kiểm tra, tổng kết thực thi chính sách theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
e) Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương."
Công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường cần đáp ứng yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 02/2022//TT-BCT thì công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường cần đáp ứng yêu cầu sau đây:
"Điều 6. Kiểm soát viên chính thị trường
...
5. Yêu cầu đối với công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường
a) Có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kê thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian giữ ngạch tương đương với ngạch Kiểm soát viên thị trường thì thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
b) Trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc chủ trì, tham gia xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được ban hành hoặc chủ trì, tham gia xây dựng đề án kiểm tra, xử lý vi phạm đối với ngành hàng, nhóm hàng, lĩnh vực hoặc đề án kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu. Cụ thể:
Có quyết định của người có thẩm quyền thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Có quyết định của người có thẩm quyền thành lập Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành, cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì, tham gia xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?