Quy định 142 Bộ Chính Trị người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu đúng không?
Quy định 142 Bộ Chính Trị người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu đúng không?
>> Xem thêm: Toàn văn Quy định 142-QĐ/TW năm 2024 của Bộ Chính trị
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
- Quy định này quy định phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện thí điểm về công tác cán bộ, gồm: Giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu; bầu bổ sung ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp thuộc thẩm quyền quản lý.
- Thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ được thực hiện với các cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên.
- Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương có quy định riêng.
- Thời gian thực hiện thi điểm là 5 năm.
Có những nội dung nội bật như sau:
(1) Người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bổ nhiệm cấp phó của mình
Theo Quy định số 142, căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, quy định của Bộ Chính trị, người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó.
Cụ thể, với nhân sự từ nguồn tại chỗ, người đứng đầu căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và danh sách nhân sự trong quy hoạch lựa chọn, giới thiệu 1 nhân sự cho 1 chức danh để cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét đưa vào danh sách, tiến hành các bước tiếp theo.
Trường hợp nhân sự từ nguồn ở nơi khác, người đứng đầu căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ giới thiệu 1 nhân sự cho 1 chức danh để cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét tiến hành quy trình nhân sự.
Khi khuyết số lượng uỷ viên ban thường vụ thì người đứng đầu căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, đề án công tác nhân sự đại hội, danh sách quy hoạch để lựa chọn, giới thiệu nhân sự cho tập thể ban thường vụ xem xét, trình ban chấp hành giới thiệu bổ sung uỷ viên ban thường vụ.
Nếu nhân sự được ban chấp hành thống nhất giới thiệu thì ban thường vụ trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi tiến hành bầu cử.
Người đứng đầu cũng được quyền xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng của tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp hành chính do mình trực tiếp quản lý theo quy định.
Theo đó, căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu, nhiệm vụ, sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Khi có căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu ban hành quyết định miễn nhiệm cán bộ và gửi văn bản đến cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ.
(2) Chịu trách nhiệm kể cả khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu
- Đi cùng với quyền, Quy định 142 của Bộ Chính trị quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.
- Người đứng đầu phải có trách nhiệm bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác của nhân sự do mình giới thiệu.
- Thực hiện nghiêm các quy định về công tác cán bộ, quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
- Người đứng đầu chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu trong 2 trường hợp.
+ Đầu tiên là, giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan; không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. năng lực công tác.
+ Thứ hai, miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định.
Việc xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp vi phạm quy định này được thực hiện theo quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và các quy định có liên quan.
Nguồn: Cổng thông tin Chính phủ
Quy định 142 Bộ Chính Trị người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu đúng không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Quy định 80/QĐ-TW 2022 có nêu rõ về nguyên tắc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:
- Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.
- Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
- Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Quy định 80/QĐ-TW 2022 có nêu rõ về trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:
- Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét nhân sự được đề xuất.
- Tập thể lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Cá nhân, tập thể đề xuất; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định cán bộ theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề nghị, thẩm định, quyết định của mình. Cụ thể:
+ Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập… và ý kiến đề xuất của mình.
+ Cơ quan thẩm định: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
+ Tập thể quyết định cán bộ: Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?