Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao như thế nào?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao như thế nào?
- Quy định kỹ thuật về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao có trách nhiệm như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BTTTT ngày 30/9/2020.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2015/BTTTT.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT quy định các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp tại điểm kết nối thuê bao, sử dụng công nghệ tương tự, hệ màu PAL B/G và PAL D/K.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự tại Việt Nam.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao như thế nào? (Hình từ internet)
Quy định kỹ thuật về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT, quy định kỹ thuật về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao như sau:
(1) Băng tần hoạt động
Băng tần VHF, UHF.
(2) Mức tín hiệu cao tần
- Chỉ tiêu:
Tại dải tần số VHF, UHF mức tín hiệu cao tần phải nằm trong khoảng từ 60 dBµV ÷ 80 dBµ3V.
- Phương pháp xác định:
+ Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng đề xác định mức tín hiệu cao tần của tín hiệu thu được tại điểm kết nối thuê bao.
+ Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Bộ lọc -> Máy phân tích phổ
(3) Đáp tuyến tần số trong một kênh truyền hình:
- Đáp tuyến biên độ:
+ Chỉ tiêu:
Đáp tuyến biên độ thay đổi trong kênh truyền hình bất kỳ không vượt quá giá trị trong Bảng sau:
Điều chế tín hiệu | Độ rộng băng tần kênh; MHz | Thay đổi lớn nhất (đỉnh - đỉnh), dB | Biến thiên đường bao lớn nhất, dB/MHz |
Truyền hình AM-VSB | 7 | 2 | 1 |
Truyền hình AM-VSB | 8 | 2,5 | 1 |
+ Phương pháp xác định:
++ Sử dụng máy đo chuyên dùng để xác định đáp tuyến biên độ tần số trong một kênh truyền hình thu được tại điểm kết nối thuê bao. Giá trị đáp tuyến biên độ trong một kênh tần số đọc trực tiếp trên máy đo.
++ Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo tần số
- Trễ nhóm:
+ Chỉ tiêu:
Trễ nhóm trong mức giới hạn ( ± 500 x 10-9) s.
+ Phương pháp xác định:
++ Sử dụng máy đo chuyên dùng để xác định trễ nhóm tần số trong mỗi kênh truyền hình cáp thu được tại điểm kết nối thuê bao.
Tín hiệu cần đo
+ Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo trễ nhóm tần số
(4) Độ sai lệch tần số cao tần:
- Chỉ tiêu:
Dải tần số VHF/UHF: ± 30 kHz.
- Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo chuyên dùng để xác định độ sai lệch tần số cao tần tại điểm kết nối thuê bao.
Giá trị tần số đọc trên máy đo tần số, số lần đo không ít hơn 5.
Độ sai lệch tần số được tính theo công thức sau:
Trong đó:
fCT:Tần số công tác của máy phát.
fTB: Tần số trung bình của các lần đo.
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo tần số
(5) Độ ổn định tần số cao tần:
- Chỉ tiêu:
Độ ổn định tần số ≤ 10-6.
- Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo như trong 2.4.2 để đo độ ổn định tần số cao tần, số lần đo không ít hơn 5.
Độ ổn định tần số (S) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
fCT:Tần số công tác của máy phát.
(fmax là tần số lớn nhất và fmin là tần số bé nhất của các tần số đo được)
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo tần số
(6) Tỷ số công suất sóng mang hình trên tạp âm
- Chỉ tiêu:
C/N ≥ 43 dB
- Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo chuyên dùng để đo tỷ số C/N. Điều chỉnh máy đo (máy phân tích phổ) về kênh cần đo, lựa chọn tần số trung tâm và cài đặt mức để có thể hiển thị toàn bộ băng tần. Thiết lập mức phân giải của máy phân tích phổ tới 100 kHz và thiết lập băng tần video đến 100 Hz.
Đo mức đỉnh của tín hiệu cần đo, đơn vị dB (µV).
Ngắt tín hiệu cần đo, điều chỉnh cồng đầu vào với điện trở phù hợp. Đo mức công suất tạp âm N, đơn vị đo là dB (µV).
Tính tỷ lệ công suất sóng mang hình trên công suất tạp âm qua công thức:
C/N = C - N
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Bộ lọc -> Máy phân tích phổ
(7) Yêu cầu tín hiệu hình:
- Độ sâu điều chế
+ Chỉ tiêu:
Mức giới hạn (87,5 ± 2)% của biên độ tín hiệu đỉnh - đỉnh xung đồng bộ.
+ Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo chuyên dùng để đo độ sâu điều chế tín hiệu truyền hình cáp tại điểm kết nối thuê bao.
Độ sâu điều chế (m) tính bằng phần trăm theo công thức sau:
Trong đó:
Us: Biên độ tín hiệu
Usđc: Biên độ tín hiệu điều chế
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo tần số
- Mức xung đồng bộ sau giải điều chế:
+ Chỉ tiêu:
Trong mức giới hạn (300 ± 15) mV.
+ Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo chuyên dùng để đo mức xung đồng bộ sau giải điều chế tín hiệu truyền hình tại điểm kết nối thuê bao.
Giá trị mức xung đồng bộ sạu giải điều chế đọc trực tiếp trên máy đo.
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo tần số
- Méo khuếch đại vi sai:
+ Chỉ tiêu:
Trong mức giới hạn ± 7 % so với giá trị chuẩn biên độ tín hiệu sóng mang màu.
+ Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo hiện sóng để đo méo khuếch đại vi sai tín hiệu truyền hình cáp tại điểm kết nối thuê bao.
Điều chỉnh máy hiện sóng ở thang đo 10 µs/vạch chia; 0,1 V/vạch chia.
Đo xác định biên độ lớn nhất Amax và Amin.
Méo khuếch đại vi sai (DG) tính bằng phần trăm theo công thức sau:
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy hiện sóng
- Méo phá vi sai:
+ Chỉ tiêu:
Trong mức giới hạn ± 5 độ so với giá trị chuẩn pha tín hiệu sóng mang màu.
+ Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo chuyên dùng đề đo méo pha vi sai tín hiệu truyền hình cáp tại điểm kết nối thuê bao.
Giá trị kết quả đo méo pha vi sai đọc trực tiếp trên máy đo.
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> máy đo méo đo vi sai
- Tỷ số tín hiệu trên tạp âm:
+ Chỉ tiêu:
S/N ≥ 45dB.
+ Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo chuyên dùng để đo Tỷ số tín hiệu trên tạp âm (S/N) của các kênh truyền hình cáp thu được tại điểm kết nối thuê bao.
Tỷ số tín hiệu trên tạp âm được tính theo công thức:
Trong đó:
So: Biên độ của mức chói 700 mV
No : Biên độ tạp âm
Tỷ số tín hiệu trên tạp âm tổng hợp (S/N): Biên độ tạp âm lấy giá trị đỉnh - đỉnh và được đo trong toàn dải tín hiệu video (0-5 MHz).
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo chuyên dùng
- Sai lệch đáp tuyến biên độ tần số hình:
+ Chỉ tiêu:
Mức giới hạn ± 2 dB trong dải tần 0 MHz đến 5 MHz.
+ Phương pháp xác định:
Sử dụng máy đo chuyên dùng để xác định đáp tuyến biên độ của tín hiệu hình trong băng thông kênh truyền tại điểm kết nối thuê bao.
Giá trị độ sai lệch đáp tuyến biên độ tần số hình đọc trực tiếp trên máy đo
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Bộ lọc -> Máy phân tích phổ
(8) Khoảng cách giữa tần số sóng mang hình với tần số sóng mang tiếng:
- Chỉ tiêu:
+ Hệ màu PAL B/G là 5,5 MHz;
+ Hệ màu PAL D/K là 6,5 MHz.
- Phương pháp xác định:
Sử dụng máy chuyên dùng để xác định khoảng cách giữa tần số sóng mang hình và sóng mang tiếng của mỗi kênh truyền hình cáp tại điểm kết nối thuê bao.
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo tần số
(9) Tỷ lệ công suất sóng mang tín hiệu hình và tiếng:
- Chỉ tiêu:
Giới hạn trong khoảng 13 dB ÷ 16 dB.
- Phương pháp xác định:
Sử dụng thiết bị chuyên dùng để xác định tỷ lệ công suất sóng mang hình và tiếng của các kênh truyền hình cáp tại điểm kết nối thuê bao.
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> máy đo công suất hình, tiếng
(10) Băng thông của mỗi kênh:
- Chỉ tiêu:
+ Với hệ màu PAL B là 7 MHz;
+ Với hệ màu PAL G là 8 MHz;
+ Với hệ màu PAL D/K là 8 MHz.
- Phương pháp xác định:
Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng xác định băng thông của mỗi kênh truyền hình cáp thu được tại điểm kết nối thuê bao.
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Bộ lọc -> Máy phân tích phổ
(11) Độ di tần tiếng:
- Chỉ tiêu:
Độ di tần tối đa cho phép là 50 kHz.
- Phương pháp xác định:
Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng để xác định độ di tần tiếng của mỗi kênh thu được tại điểm kết nối thuê bao.
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Máy đo độ di dần tiếng
(12) Sai lệch đáp tuyến biên độ tần số âm thanh:
- Chỉ tiêu:
Mức giới hạn ± 1,5 dB đối với biên độ tần số âm thanh từ 30 Hz đến 15 000 Hz.
- Phương pháp xác định:
Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng xác định độ sai lệch đáp tuyến biên độ tần số âm thanh của mỗi kênh thu được tại điềm kết nối thuê bao.
Sơ đồ đo:
Tín hiệu cần đo -> Bộ giải điều chế TV -> Máy đo mức âm thanh
Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2020/BTTTT, quy định tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao có trách nhiệm như sau:
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo tín hiệu truyền hình cáp tương tự tuân thủ Quy chuẩn này.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự có trách nhiệm thực hiện công bố chất lượng về tín hiệu truyền hình cáp tương tự theo Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự thực hiện tại Thông tư 24/2016/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?