Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51:2012/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51:2012/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép thế nào? Thắc mắc của anh H.M ở Đà Nẵng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học-Công nghệ Bộ Giao thông vận tải trình duyệt, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 54/2012/TT-BGTVT ngày 26/12/2012.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 323 - 04.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT quy định các yêu cầu về giám sát kỹ thuật, thiết kế, đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa có vỏ xi măng lưới thép (sau đây gọi là Quy chuẩn) quy định các yêu cầu về giám sát kỹ thuật, thiết kế, đóng mới, sửa chữa, có vỏ bằng vật liệu xi măng lưới thép, có động cơ hoặc không có động cơ (sau đây gọi là phương tiện). có đặc trưng như sau:

- Phương tiện có chiều dài thiết kế L ≤ 40 m; có kết cấu đáy đơn; có một boong tính toán;

B/D <= 5; L/D = 8/24

Trong đó:

L - Chiều dài phương tiện;

B - Chiều rộng phương tiện;

D - Chiều cao mạn phương tiện;

- Các phương tiện có đặc điểm và quan hệ tỷ lệ kích thước ngoài phạm vi nêu trên sẽ được Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT không áp dụng cho các phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phương tiện nghề cá, phương tiện thể thao, vui chơi giải trí.

Những quy định hoặc các phần không được đề cập trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT phải được tuân thủ theo quy định các phần tương ứng của TCVN 5801: 2005 Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa và QCVN 25: 2010/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT áp dụng đối với cơ quan đăng kiểm, các đơn vị thiết kế, các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện, các cơ sở sản xuất vật liệu, sản phẩm, trang thiết bị lắp đặt trên phương tiện, chủ phương tiện.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép thế nào? (Hình từ internet)

Quy định về phân cấp phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1.4 Chương 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT quy định về phân cấp phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép như sau:

Quy định chung:

Các phương tiện được phân cấp theo quy định phải được Đăng kiểm tiến hành kiểm tra thân phương tiện, trang thiết bị, hệ thống máy phương tiện, trang bị điện, trang bị phòng và chữa cháy, ổn định và mạn khô thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và các phần khác có liên quan trong TCVN 5801: 2005 Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa nhưng không được đề cập trong Quy chuẩn này.

Ký hiệu cấp phương tiện:

Ký hiệu cấp phương tiện cơ bản: VR SI hoặc VR SII.

Phương tiện mang cấp SI được phép hoạt động trong vùng có chiều cao sóng đến 2,0 m.

Phương tiện mang cấp Sll được phép hoạt động trong vùng có chiều cao sóng đến 1,2 m.

Nếu phương tiện được Đăng kiểm coi là phương tiện thử nghiệm thì thêm cụm từ “Thử nghiệm’’ sau ký hiệu cấp cơ bản và để trong dấu ngoặc đơn (Phương tiện thử nghiệm là phương tiện có một bộ phận nào đó hoặc thân phương tiện không thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn và chưa được thực tế khai thác kiểm nghiệm, nhưng Đăng kiểm cho phép hoạt động để nghiên cứu những bộ phận hoặc những đặc tính mới của phương tiện).

Đăng ký kỹ thuật:

Mỗi phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép được đóng phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước, đều được vào sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa. Ký hiệu cấp phương tiện phải được ghi vào “Sổ kiểm tra kỹ thuật” và trong Hồ sơ phương tiện.

Quy định về xi măng dùng để đóng phương tiện xi măng lưới thép thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1.1 Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 51: 2012/BGTVT, quy định về xi măng dùng để đóng phương tiện xi măng lưới thép như sau:

- Xi măng dùng để đóng phương tiện xi măng lưới thép phải là xi măng có mác từ PC40 đến PC50, có chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2682 : 2009. Xi măng mác khác, nếu có các kết quả thử nghiệm xác định chất lượng phù hợp thì cũng có thể sử dụng.

- Xi măng phải được bảo quản cẩn thận trong kho và để ở nơi khô ráo tránh gây vón cục. Không dùng xi măng để lâu quá 3 tháng kể từ ngày xuất xưởng để đóng phương tiện.

- Không được dùng loại xi măng không có giấy chứng nhận của nhà máy sản xuất hoặc xi măng không rõ nguồn gốc.

- Nên sử dụng một loại xi măng để đóng cho một phương tiện. Trong trường hợp phải sử dụng hai loại xi măng khác nhau thì phải đảm bảo sao cho xi măng cùng loại được bố trí ở cùng một bộ phận. Ví dụ: boong, đáy, mạn, ca-bin v.v...

- Nên sử dụng xi măng sau khi đã thử kiểm tra cường độ, kiểm tra thời gian đông cứng và sự nở đồng đều thể tích. Thời gian thử cho đến lúc dùng không được lâu quá 1 tháng.

Phương tiện thủy nội địa Tải về trọn bộ các văn bản về Phương tiện thủy nội địa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương tiện thủy nội địa được phân nhóm như thế nào?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần 10 tấn thì cần đáp ứng điều kiện gì để hoạt động?
Pháp luật
Người lái phương tiện thủy nội địa phải mang theo giấy tờ gì khi làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa là gì? Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,301 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào