Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48 : 2012/BTNMT về sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn ra sao?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48 : 2012/BTNMT về sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn ra sao? Thắc mắc của anh T.N ở Quảng Ninh.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48 : 2012/BTNMT về sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn ra sao?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48: 2012/BTNMT do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn: Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 24/2012/BTNMT ngày 28/12/2012.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48: 2012/BTNMT quy định việc sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích địa chất khoáng sản rắn thuộc các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48: 2012/BTNMT áp dụng cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phân tích thí nghiệm mẫu địa chất, khoáng sản rắn phục vụ cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48 : 2012/BTNMT về sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn ra sao?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48 : 2012/BTNMT về sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn ra sao? (Hình từ internet)

Yêu cầu chung đối với các loại mẫu chuẩn được sử dụng trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48: 2012/BTNMT quy định về yêu cầu chung đối với các loại mẫu chuẩn được sử dụng trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn như sau:

- Mỗi mẫu chuẩn phải có lý lịch ghi rõ các thông tin về mẫu bao gồm: loại mẫu (cơ sở hoặc quốc gia), nguồn gốc, hàm lượng phê chuẩn, cơ quan chế tạo, cơ quan phê chuẩn, thời hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng. Trên từng bao bì đựng mẫu có ghi rõ ký mã ký hiệu mẫu chuẩn, ngày tháng chế tạo, thời hạn sử dụng.

- Nguyên tắc sử dụng mẫu chuẩn:

+ Mẫu chuẩn quốc gia được sử dụng:

++ Tiêu chuẩn hóa/ chuẩn hóa các mẫu chuẩn cơ sở.

++ Xây dựng giá trị của những phương pháp phân tích mới.

++ Kiểm định quy trình, thiết bị, phương tiện phân tích.

++ Kiểm tra trọng tải chất lượng phân tích của các phòng thí nghiệm.

++ Kiểm soát chất lượng phân tích theo lô mẫu của phòng thí nghiệm và các đề án địa chất.

+ Mẫu chuẩn cơ sở:

++ Xác định giá trị của những phương pháp phân tích mới trong phạm vi phòng thí nghiệm.

++ Trợ giúp công tác kiểm soát chất lượng của phòng thí nghiệm.

+ Mẫu chuẩn quốc gia:

++ Tiêu chuẩn hóa/ chuẩn hóa các mẫu chuẩn cơ sở.

++ Xác định giá trị của những phương pháp phân tích mới; khẳng định độ tin cậy của các tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia.

++ Kiểm định thiết bị, phương tiện đo.

++ Kiểm tra trọng tải chất lượng phân tích của các phòng thí nghiệm.

++ Kiểm soát chất lượng phân tích theo lô mẫu của phòng thí nghiệm; các đề án địa chất và các mục đích khác (khí có nhu cầu) trong phạm vi quốc gia.

Quy định quản lý sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn thế nào?

Căn cứ tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48: 2012/BTNMT quy định về quản lý sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn như sau:

(1) Phương pháp phân tích yêu cầu sử dụng mẫu chuẩn:

- Các phương pháp phân tích định lượng xác định thành phần hoặc các hợp phần có trong mẫu địa chất, khoáng sản sử dụng mẫu chuẩn để kiểm soát chất lượng phân tích trong phòng thí nghiệm.

- Chỉ tiêu, đối tượng và phương pháp phân tích yêu cầu có mẫu chuẩn để kiểm soát chất lượng phân tích trong phòng thí nghiệm theo lô mẫu quy định như Phụ lục kèm theo. Trong quá trình thực hiện, các phương pháp mới được áp dụng theo các tiêu chuẩn công bố bổ sung cũng yêu cầu thực hiện theo quy định này.

- Trong trường hợp không có mẫu chuẩn phù hợp có thể thay thế bằng hình thức kiểm tra song theo Quy định hiện hành.

(2) Chế tạo mẫu chuẩn:

Việc chế tạo mẫu chuẩn đảm bảo thực hiện theo các bước sau:

- Xây dựng đề án chế tạo mẫu chuẩn.

- Phê duyệt đề án chế tạo mẫu chuẩn.

- Lựa chọn loại, vị trí lấy làm vật liệu chế tạo mẫu chuẩn từ đất, đá hoặc quặng phù hợp.

- Lấy mẫu làm vật liệu chế tạo mẫu chuẩn.

- Tiến hành phân tích và đánh giá các thông số cơ bản của vật liệu chọn làm mẫu chuẩn như thành phần khoáng vật, hóa học, các tính chất cơ lý.

- Chuẩn hóa thiết bị và phương tiện gia công, trộn …, phương pháp phân tích.

- Nghiền (nếu cần), trộn đồng đều, đánh giá độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính được phê chuẩn theo các tiêu chuẩn thống kê.

- Tổ chức phân tích liên phòng thí nghiệm có uy tín, phân tích đối sánh với các mẫu chuẩn có độ tin cậy cao hơn.

- Xử lý thống kê các kết quả phân tích liên phòng thí nghiệm, kết quả phân tích đối sánh để thu được các kết quả có độ tin cao nhất.

- Lập Báo cáo kết quả chế tạo mẫu chuẩn

- Trình thẩm định kết quả.

- Công bố mẫu chuẩn chế tạo theo quy định.

(3) Thẩm định, phê duyệt kết quả chế tạo mẫu chuẩn quốc gia:

Việc quản lý, thẩm định, phê duyệt kết quả chế tạo mẫu chuẩn quốc gia được thực hiện theo quy định về quản lý các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(4) Quản lý, lập kế hoạch chế tạo mẫu chuẩn

- Các đơn vị phân tích thí nghiệm tham gia việc phân tích mẫu địa chất, khoáng sản rắn yêu cầu có hồ sơ quản lý việc sử dụng mẫu chuẩn.

- Danh mục các loại mẫu chuẩn sử dụng trong phòng thí nghiệm được theo dõi, cập nhật thường xuyên để có kế hoạch chế tạo, bổ sung số lượng, chủng loại mẫu chuẩn đáp ứng yêu cầu phân tích cho các đối tượng khác nhau của mẫu địa chất, khoáng sản.

- Mẫu chuẩn quốc gia được giao cho đơn vị có đủ năng lực, cơ sở vật chất chế tạo, quản lý: hàng năm lập kế hoạch chế tạo mẫu chuẩn chính quốc gia hoặc mua mẫu chuẩn nước ngoài, quốc tế đáp ứng yêu cầu sử dụng.

- Kinh phí mua mẫu chuẩn nước ngoài, quốc tế, mẫu chuẩn quốc gia được xây dựng trong đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản.

Kinh phí chế tạo mẫu chuẩn quốc gia được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và được hoàn trả từ nguồn thu bán mẫu chuẩn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mẫu chuẩn; kinh phí chế tạo mẫu chuẩn cơ sở bố trí từ nguồn kinh phí hợp lý của đơn vị có phòng thí nghiệm.

(5) Chứng nhận hợp quy

- Các phòng phân tích thí nghiệm mẫu địa chất, khoáng sản rắn tham gia phân tích mẫu cho các đề án, dự án nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản phải có chứng nhận hợp quy theo các quy định tại Quy chuẩn này.

- Việc thẩm định các phòng thí nghiệm được chứng nhận hợp quy do cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản hướng dẫn, thẩm định.

- Các phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện việc công bố mẫu chuẩn cơ sở theo quy định: thủ tục đăng ký công bố do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản hướng dẫn và thực hiện

Phân tích mẫu địa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 48 : 2012/BTNMT về sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoảng sản rắn ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân tích mẫu địa chất
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,176 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân tích mẫu địa chất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào