Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2022/BXD quy định về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng như thế nào?
Đặc điểm nắng, nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời của khí hậu Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2022/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng ban hành kèm Thông tư 02/2022/TT-BXD cho thấy đặc điểm nắng, nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời của khí hậu Việt Nam như sau:
- Nắng: Trên toàn lãnh thổ, thời gian nắng dài. Số giờ nắng trung bình trong một năm: Miền Bắc nhỏ hơn 2 000 h, miền Nam lớn hơn 2 000 h.
- Nhiệt độ không khí: Miền Bắc có nhiệt độ trung bình hàng năm phổ biến dưới 24 ºC; miền Nam có nhiệt độ trung bình hàng năm phổ biến từ 24 ºC đến 28 ºC.
- Bức xạ mặt trời: Lượng bức xạ dồi dào. Tổng xạ trung bình hàng năm tại miền Bắc lớn hơn 586 kJ/cm2; tại miền Nam nhỏ hơn 586 kJ/c m2.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2022/BXD quy định về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Đặc điểm độ ẩm của không khí và các mùa thời tiết của khí hậu Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2022/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng ban hành kèm Thông tư 02/2022/TT-BXD cho thấy đặc điểm độ ẩm của không khí và các mùa thời tiết của khí hậu Việt Nam như sau:
Trên toàn lãnh thổ, độ ẩm tương đối của không khí quanh năm cao: từ 76 % đến 88 %. Tại một số nơi, trong khoảng thời gian nhất định có thể có sự thay đổi lớn về độ ẩm không khí do ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.
- Thời kỳ mưa phùn, lạnh ẩm: Ở miền Bắc, vào thời kỳ gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) thường có mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí cao, có lúc bão hòa. Tuy nhiên, có một số thời điểm có gió mùa đông bắc kèm thời tiết hanh khô với độ ẩm thấp xảy ra trong một vài ngày đến vài tuần.
- Thời tiết nồm ẩm: Tại vùng phía đông miền Bắc và ven biển miền Trung, vào khoảng thời gian cuối mùa đông, đầu mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) thường có thời tiết nồm ẩm, không khí có nhiệt độ t ừ 20 ºC đến 25 ºC và độ ẩm tương đối rất lớn, trên 95 %, có lúc bão hòa.
- Thời tiết khô nóng: Tại các vùng trũng khuất phía đông dãy núi Trường Sơn và các thung lũng vùng Tây Bắc về mùa hè có gió khô nóng thổi theo hướng tây, tây bắc, tây nam với thời gian hoạt động từ 10 ngày đến 30 ngày trong năm.
Đặc điểm của vùng khí hậu xây dựng vùng Tây Bắc như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2022/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng ban hành kèm Thông tư 02/2022/TT-BXD cho thấy vùng khí hậu xây dựng vùng Tây Bắc có đặc điểm sau:
Được tách bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn với đường ranh giới nằm ở sườn đông dọc theo đường đẳng trị chỉ số cán cân nhiệt CCN1,I= -350 cal/phút (gọi tắt là đường đẳng trị CCN1,I). Dãy núi này cũng là ranh giới phân chia ảnh hưởng của thời tiết “khô lạnh” và thời tiết “nồm ẩm” của thời kỳ mùa xuân giữa 2 vùng núi của Bắc Bộ.
Do ảnh hưởng khác nhau của 2 hiện tượng này đã dẫn đến sự khác nhau về mức độ nóng, lạnh trong một thời kỳ dài của nửa đầu năm. Đây là các yếu tố tác động nhất định đến các giải pháp kiến trúc.
Tuy nhiên, do độ cao trung bình khá lớn nên đặc điểm khí hậu cơ bản của vùng này vẫn là vùng có mùa đông lạnh với giải pháp chống lạnh chiếm ưu thế. Đây là vùng tồn tại đồng thời cả 3 vành đai khí hậu theo độ cao.
Khí hậu của vùng núi Tây Bắc được giới hạn về phía nam bởi vùng núi thuộc phía Tây tỉnh Hòa Bình, do tác động trực tiếp của không khí cực đới sau khi qua Đồng bằng Bắc Bộ trên phần lớn tỉnh Hòa Bình, đã mang vào đây những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng phía đông và vùng đồng bằng Bắc Bộ với sự tồn tại của mùa “nồm ẩm” và nhiệt độ thấp trong mùa đông.
Đặc điểm của vùng khí hậu xây dựng vùng Tây Nguyên như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2022/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng ban hành kèm Thông tư 02/2022/TT-BXD cho thấy vùng khí hậu xây dựng vùng Tây Nguyên có đặc điểm sau:
Được tách bởi đường đẳng trị ∆CCNnăm = 700 cal/phút, CCN1,I = 0. Không khí cực đới về mùa đông nhưng vẫn tồn tại mùa đông khá lạnh trên nhiều khu vực (CCNI < 0 cal/phút, CCN1,I < 0 cal/phút) do ảnh hưởng của độ cao địa hình.
Trên Tây Nguyên không có sự khác nhau đáng kể về mức độ lạnh trong mùa đông nhưng sự khác nhau giữa mùa lạnh và mùa nóng rất ít, tức là chỉ có một mùa nhiệt hàng năm. Là vùng núi, Tây Nguyên cũng tồn tại cả 3 vành đai khí hậu với những cao nguyên rộng có khí hậu khá đồng nhất theo đặc tính của các đai cao tương ứng.
Do sườn tây nên Tây Nguyên không có ảnh hưởng của “gió Lào” gây ra thời tiết khô nóng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.