Quy chế bầu cử trong Đảng: Sử dụng phần mềm kiểm phiếu bầu cử bằng máy vi tính tại đảng hội đảng bộ các cấp?
Hình thức bầu cử tại Quy chế bầu cử trong Đảng là những hình thức nào?
Đối với quy định về hình thức bầu cử tại Quy chế bầu cử trong Đảng thì tại Điều 3 Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định cụ thể như sau:
"Điều 3. Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử."
Quy chế bầu cử trong Đảng: Sử dụng phần mềm kiểm phiếu bầu cử bằng máy vi tính tại đảng hội đảng bộ các cấp?
Quy định về ban kiểm phiếu tại Quy chế bầu cử trong Đảng?
Đối với trường hợp bỏ phiếu kín thì theo quy định tại Điều 7 Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về Ban kiểm phiếu tại Quy chế bầu cử trong Đảng cụ thể như sau:
- Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu gồm một số đại biểu chính thức trong đại hội đại biểu, hoặc một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử.
Số lượng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua.
- Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:
+ Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.
+ Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.
+ Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định.
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội.
Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.
Về kiểm phiếu bằng máy vi tính tại Quy chế bầu cử trong Đảng?
Đối với việc kiểm phiếu bằng máy vi tính tại Quy chế bầu cử trong Đảng thì tại Mục 3 Hướng dẫn 03-HD/TW năm 2020 về thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định như sau:
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp triệu tập đại hội phải lựa chọn nhân viên kỹ thuật bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, bảo đảm công tác bảo mật, giới thiệu cho đoàn chủ tịch đại hội xem xét, quyết định việc sử dụng. Thống nhất sử dụng phần mềm kiểm phiếu do Quân ủy Trung ương chỉ đạo sản xuất, bảo đảm tính bảo mật; Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm quản lý, cung cấp.
Quy định về phiếu bầu cử tại Quy chế bầu cử trong Đảng?
Tại Điều 17 Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về phiếu bầu cử tại Quy chế bầu cử trong Đảng cụ thể như sau:
"Điều 17. Phiếu bầu cử
1- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu); đóng dấu của cấp uỷ triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở (hoặc đảng bộ bộ phận) thì đóng dấu của cấp uỷ cơ sở.
Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.
Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.
2- Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
- Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm."
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?