Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện theo những hình thức nào?
Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Quỹ bảo hiểm xã hội bao được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khái niệm "Quỹ bảo hiểm xã hội" được định nghĩa như sau:
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo đó, quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này.
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
4. Hỗ trợ của Nhà nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Như vậy, hiện nay quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành dựa trên 05 nguồn nêu trên.
Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng để làm gì?
Căn cứ quy định tại Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại khoản 4 đã hết hiệu lực bởi khoản 2 Điều 92 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) như sau:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.
2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật này.
4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật này.
Như vậy, quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng được sử dụng theo các mục đích chính sau:
- Chi trả chế độ BHXH cho người lao động;
- Đóng BHYT cho các đối tượng;
- Thực hiện chi phí quản lý BHXH;
- Đầu tư.
Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện theo những hình thức nào?
Căn cứ quy định tại Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các hình thức đầu tư
1. Mua trái phiếu Chính phủ.
2. Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Cho ngân sách nhà nước vay.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, căn cứ Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tại Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP có quy định chi tiết về các hình thức đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
Các hình thức đầu tư
1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Cho ngân sách nhà nước vay;
c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
3. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo đó dựa vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP, các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Mua trái phiếu Chính phủ;
- Cho ngân sách nhà nước vay;
- Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
- Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo 05 hình thức nêu trên. Thứ tự ưu tiên thực hiện được xác định từ trên xuống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?