Quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định là gì? Quá trình xử lý dữ liệu quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định gồm những công đoạn nào?
- Quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định là gì?
- Quy trình thành lập mô hình số độ cao bằng công nghệ quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định diễn ra như thế nào?
- Thực hiện thu nhận dữ liệu LiDAR như thế nào?
- Quá trình xử lý dữ liệu quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định gồm những công đoạn nào?
- Yêu cầu đối với lưới khống chế phục vụ quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định là gì?
Quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định là gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 17/2019/TT-BTNMT định nghĩa quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định như sau:
Quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định: là phương pháp sử dụng các thiết bị quét LiDAR đặt trên chân máy để tạo ra mô hình 3D của các bề mặt và vật thể.
Quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định là gì? Quá trình xử lý dữ liệu quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định gồm những công đoạn nào? (Hình từ Internet)
Quy trình thành lập mô hình số độ cao bằng công nghệ quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định diễn ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 17/2019/TT-BTNMT quy định như sau:
Quy trình thành lập mô hình số độ cao bằng công nghệ quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định gồm các bước công việc chính như sau:
Bước 1. Công tác chuẩn bị.
Bước 2. Khảo sát khu vực thi công.
Bước 3. Lập thiết kế quét LiDAR mặt đất.
Bước 4. Đo nối khống chế.
Bước 5. Thu nhận dữ liệu LiDAR.
Bước 6. Xử lý dữ liệu.
Bước 7. Điều tra, đối soát ngoại nghiệp và đo đạc bổ sung.
Bước 8. Thành lập mô hình số độ cao.
Bước 9. Kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
Bước 10. Giao nộp sản phẩm.
Thực hiện thu nhận dữ liệu LiDAR như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BTNMT quy định về thu nhận dữ liệu LiDAR như sau:
- Thiết bị quét LiDAR phải được định tâm và cân bằng chính xác, đo chiều cao máy 2 lần vào đầu và cuối ca đo, đọc số đến mi-li-mét.
- Tại các điểm trạm máy liền kề phải đặt tiêu đo được định tâm, cân bằng chính xác bằng giá ba chân. Đo chiều cao tiêu đo, đọc số đến mi-li-mét.
- Thiết lập tham số của một trạm máy: số hiệu điểm, tọa độ, độ cao của điểm trạm máy, chiều cao máy; số hiệu, tọa độ, độ cao của tiêu đo tại các điểm trạm máy liền kề.
- Yêu cầu trong quá trình quét tại thực địa:
+ Trong quá trình quét phải luôn theo dõi hoạt động của các thiết bị;
+ Tại mỗi trạm máy phải ghi nhật ký: thời gian quét, chế độ quét, vẽ sơ đồ trạm máy gồm các thông tin về vị trí, số hiệu điểm trạm máy, số hiệu điểm tiêu đo tại các điểm trạm máy liền kề theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BTNMT.
+ Số lượng điểm quét tối thiểu khi thu nhận dữ liệu phải là 100 điểm trên 1m2.
+ Kết thúc mỗi một trạm máy phải kiểm tra dữ liệu được ghi đầy đủ trong bộ nhớ của máy quét.
Quá trình xử lý dữ liệu quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định gồm những công đoạn nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 17/2019/TT-BTNMT quy định như sau:
Quá trình xử lý dữ liệu quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định gồm những công đoạn chính như sau:
- Trút dữ liệu vào máy tính.
- Lọc các điểm vượt quá giới hạn thu nhận dữ liệu của một trạm máy.
- Ghép dữ liệu đám mây điểm của các trạm máy đơn và tiến hành kiểm tra độ lệch tương đối tại các điểm tiêu đo cùng tên giữa các trạm máy liền kề. Độ lệch tương đối giữa các điểm tiêu đo cùng tên được quy định không vượt quá hai lần sai số cho phép của điểm quét quy định tại Bảng 1.
- Ghép và bình sai dữ liệu đám mây điểm tại các trạm máy đơn thành một khối thống nhất theo các tham số là tọa độ, độ cao của các điểm trạm máy.
- Loại bỏ các điểm không thuộc đối tượng cần thu nhận.
- Phân loại dữ liệu đám mây điểm phục vụ thành lập mô hình số bề mặt và mô hình số độ cao.
Yêu cầu đối với lưới khống chế phục vụ quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2019/TT-BTNMT quy định như sau:
Đo nối khống chế
1. Lưới khống chế phục vụ quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định được thành lập bằng các công nghệ đo đạc đảm bảo độ chính xác tương đương với lưới cơ sở cấp 1 cho điểm trạm máy.
2. Độ chính xác điểm trạm máy được quy định như sau:
a) Tọa độ của điểm trạm máy được xác định với độ chính xác tương đương lưới cơ sở cấp 1;
b) Độ chính xác độ cao điểm trạm máy được xác định tương đương lưới độ cao kỹ thuật.
3. Thiết kế mốc điểm trạm máy và đo nối tọa độ, độ cao các điểm trạm máy
a) Quy cách, kích thước của mốc đặt trạm máy theo quy định mốc lưới đo vẽ cấp 2 tại phụ lục 01 của Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 (sau đây gọi là Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT);
b) Lưới cơ sở cấp 1 và lưới độ cao kỹ thuật được quy định tại Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT.
Như vậy theo quy định trên lưới khống chế phục vụ quét LiDAR mặt đất trên trạm cố định được thành lập bằng các công nghệ đo đạc đảm bảo độ chính xác tương đương với lưới cơ sở cấp 1 cho điểm trạm máy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?