Quản lý, sử dụng kinh phí tu bổ, phục hồi di tích như thế nào? Nội dung chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích bao gồm những gì?

Cho tôi hỏi: Quản lý, sử dụng kinh phí tu bổ, phục hồi di tích như thế nào? Nội dung chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích bao gồm những gì? Câu hỏi của chị Vinh đến từ Hà Nội.

Di tích là gì?

Căn cứ tại khoản 4, khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2023/TT-BTC định nghĩa di tích như sau:

- Di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và cơ sở tương tự khác thuộc một trong các trường hợp sau đã được:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia; Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

- Di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo thuộc một trong các trường hợp sau đã được:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia; Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Nội dung chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích bao gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định nội dung chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích như sau:

- Các khoản chi thường xuyên bao gồm:

+ Chi tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo tiền lương cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tại di tích.

+ Chi thù lao cho người được cử trông coi hoặc cử tham gia các hoạt động tại di tích không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2023/TT-BTC.

+ Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn, lễ tân, khánh tiết, chi phí thuê mướn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn.

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi đặc thù bao gồm:

+ Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về di tích.

+ Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích.

+ Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

+ Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên di tích; chi tu bổ, phục hồi di tích (trường hợp chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ).

+ Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc di tích gồm nhà làm việc, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường nội bộ, đường điện, cấp thoát nước, bãi đỗ xe, tường rào khuôn viên và công trình tương tự khác phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Chi ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích.

+ Chi trồng và chăm sóc cây hoa, cây cảnh trong phạm vi địa bàn di tích.

+ Chi phí về chuyển giao quyền tài sản theo quy định của pháp luật dân sự; bán đấu giá tài sản; thuê định giá kim khí quý, đá quý; thuê giám định hiện vật được phép mua bán, trao đổi, tặng cho theo quy định của pháp luật.

+ Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang.

+ Chi hoạt động từ thiện, nhân đạo.

+ Các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng loại di tích và chủ thể là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích.

Quản lý, sử dụng kinh phí tu bổ, phục hồi di tích như thế nào? Nội dung chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích bao gồm những gì?

Quản lý, sử dụng kinh phí tu bổ, phục hồi di tích như thế nào? Nội dung chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Quản lý, sử dụng kinh phí tu bổ, phục hồi di tích như thế nào?

Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng kinh phí tu bổ, phục hồi di tích như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc tu bổ, phục hồi di tích.

+ Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn, trong đó quy định cụ thể các nội dung về: thời hạn và phương thức chuyển kinh phí, trách nhiệm chuyển kinh phí của các đơn vị được giao quản lý, sử dụng di tích trên địa bàn cấp tỉnh; công tác lựa chọn danh mục di tích cần phải tu bổ, phục hồi; phân bổ kinh phí, thanh quyết toán kinh phí; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện; chế độ báo cáo; phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị và các vấn đề khác có liên quan.

- Chi phí tiếp nhận và quản lý tiền công đức, tài trợ cho việc tu bổ, phục hồi di tích của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.

Thông tư 04/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 19/03/2023.

Di tích
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích là thế nào?
Pháp luật
Những nơi gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước thì đều được xem là di tích lịch sử - văn hóa phải không?
Pháp luật
Theo quy định thì khu vực bảo vệ di tích gồm những khu vực nào? Nguyên tắc để xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hạ giải di tích là gì? Việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Gia cố, gia cường di tích quốc gia đặc biệt là gì? Ưu tiên gia cố, gia cường di tích trước khi áp dụng phương án nào?
Pháp luật
Tiến hành tu bổ, phục hồi di tích cần phải đảm bảo yêu cầu nào? Tiến hành tu bổ theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích có cần phải đề xuất phương án bảo quản, phục hồi giá trị di tích hay không?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích di sản văn hóa như thế nào?
Pháp luật
Quản lý, sử dụng kinh phí tu bổ, phục hồi di tích như thế nào? Nội dung chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích bao gồm những gì?
Pháp luật
Danh lam thắng cảnh cần đáp ứng những tiêu chí gì? Danh lam thắng cảnh thuộc trong di tích phân thành mấy loại và được xếp hạng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di tích
5,757 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di tích

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di tích

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào