Quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như thế nào?
- Quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như thế nào?
- Quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo như thế nào?
- Quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia như thế nào?
- Việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đúng mục đích, không trùng lặp với các nguồn kinh phí khác và bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Thực hiện cơ chế khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở định mức nghiên cứu khoa học, công nghệ và kết quả đầu ra. Chỉ quyết toán kinh phí đã cấp khi kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ đã được nghiệm thu. Đối với nhiệm vụ khoa học, công nghệ không được nghiệm thu thì phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí đã cấp cho những nội dung, hạng mục không hoàn thành theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 (một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 7 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo như sau:
- Việc lập kế hoạch đào tạo phải trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất và số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên.
- Việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, tính thực tiễn, hợp lý, tính ổn định, thống nhất và tính kế thừa.
- Kinh phí xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với kế hoạch đào tạo.
- Việc cấp giấy phép đăng ký mở trường học phải căn cứ vào kế hoạch đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn từ ngân sách nhà nước chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia như sau:
- Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, nội dung và tiến độ đã được phê duyệt; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ được ban hành và quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia có trách nhiệm:
+ Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia.
+ Xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí.
+ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đánh giá tình hình thực hiện chương trình và mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí hàng năm; kịp thời phát hiện các trường hợp lãng phí để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia chỉ được quyết toán sau khi đã được nghiệm thu kết quả thực hiện; đối với nội dung không được nghiệm thu thì người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình phải làm rõ nguyên nhân và xác định trách nhiệm cụ thể để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định như sau:
Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
1. Việc thành lập các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Có đề án thành lập quỹ, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết, ý nghĩa kinh tế - xã hội và tính không thay thế được bằng các hình thức cấp phát ngân sách;
b) Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước;
c) Không trùng lặp về mục đích, tôn chỉ của quỹ;
d) Bảo đảm thành lập theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền.
2. Việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Thực hiện đúng quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
c) Bảo đảm đúng mục đích, tôn chỉ của quỹ;
d) Thực hiện đầy đủ các quy định về thông tin báo cáo;
đ) Công khai theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây:
a) Quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
b) Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Kết quả hoạt động của quỹ;
d) Quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và các quỹ thành lập theo quy định của pháp luật nếu hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ hoặc không hiệu quả thì người có thẩm quyền thành lập quỹ có trách nhiệm giải thể hoặc trình cấp có thẩm quyền giải thể theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Thực hiện đúng quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ.
- Bảo đảm đúng mục đích, tôn chỉ của quỹ.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về thông tin báo cáo.
- Công khai theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?
- Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất ở đâu?
- 02 trường hợp không được gia nhập Hội công chứng viên? Hội viên Hội công chứng viên gồm những ai?
- Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?