Quan hệ ngân hàng đại lý là gì? Đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền trong quan hệ ngân hàng đại lý phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Quan hệ ngân hàng đại lý là gì?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định định nghĩa về ngân hàng đại lý. Tuy nhiên có thể hiểu ngân hàng đại lý là ngân hàng đóng vai trò đại lý cho một ngân hàng khác ở một quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Trong đó, đại lý là việc bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận để bên đại lý nhân danh bên giao đại lý thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng phí đại lý.
Còn về quan hệ ngân hàng đại lý, căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định quan hệ ngân hàng đại lý là quan hệ được hình thành từ việc một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho một ngân hàng đối tác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
Quan hệ ngân hàng đại lý là gì? Đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền trong quan hệ ngân hàng đại lý phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền trong quan hệ ngân hàng đại lý phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Quan hệ ngân hàng đại lý
1. Đối tượng báo cáo là ngân hàng khi thiết lập quan hệ với ngân hàng đối tác để cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho ngân hàng đối tác phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thu thập thông tin về ngân hàng đối tác để hiểu biết đầy đủ về bản chất kinh doanh, uy tín của ngân hàng đối tác và thông tin về việc ngân hàng đối tác có bị điều tra về rửa tiền hoặc các vi phạm pháp luật khác về phòng, chống rửa tiền;
b) Đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác;
c) Hiểu rõ về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác trong quan hệ ngân hàng đại lý.
Theo đó, đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền trong quan hệ ngân hàng đại lý phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Thu thập thông tin về ngân hàng đối tác để hiểu biết đầy đủ về bản chất kinh doanh, uy tín của ngân hàng đối tác và thông tin về việc ngân hàng đối tác có bị điều tra về rửa tiền hoặc các vi phạm pháp luật khác về phòng, chống rửa tiền;
- Đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác;
- Hiểu rõ về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác trong quan hệ ngân hàng đại lý.
Những dấu hiệu nào trong lĩnh vực ngân hàng được xem là đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền?
Căn cứ Điều 28 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định về dấu hiệu đáng ngờ lĩnh vực ngân hàng trong phòng chống rửa tiền bao gồm:
- Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không.
- Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo.
- Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn bất thường, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường.
- Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh.
- Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường.
- Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn.
- Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm.
- Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch.
- Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng đề nghị vay vốn không đầy đủ, không chính xác.
- Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.
- Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (sau đây gọi là địa chỉ IP) ở nước ngoài.
Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc dành cho cha ngày 19 11? Ngày Quốc tế Nam giới có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Tổ chức kinh doanh có phải công khai hợp đồng theo mẫu bằng hình thức niêm yết tại địa điểm kinh doanh không?
- Phiếu bầu cử trong Đảng được xem là hợp lệ khi nào? Nội dung phiếu bầu cử trong Đảng gồm những gì?
- Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm gây ô nhiễm môi trường? Hướng dẫn cách viết Đơn khiếu nại đúng chuẩn?
- Những thông tin phải cung cấp khi đăng ký sử dụng tên miền vn từ ngày 25/12/2024 gồm những gì?