QCVN 108:2021/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn như thế nào? Quy định về hệ thống phòng cháy, chữa cháy cảng cạn như thế nào?
QCVN 108:2021/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn như thế nào?
Ngày 19 tháng 04 năm 2021 Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành QCVN 108: 2021/BGTVT kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BGTVT.
Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 108: 2021/BGTVT quy định về yêu cầu kỹ thuật, quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với cảng cạn.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 108: 2021/BGTVT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác cảng cạn.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 108: 2021/BGTVT quy định Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
QCVN 108:2021/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn như thế nào? Quy định về hệ thống phòng cháy, chữa cháy cảng cạn như thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu về hệ thống kho, bãi hàng hóa cảng cạn như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 108: 2021/BGTVT, quy định yêu cầu về hệ thống khó, bãi hàng hóa đối với cảng cạn như sau:
- Đối với Bãi container thông thường:
Bãi container phải được quy hoạch tại vị trí thuận lợi giao thông, kết nối trong khu vực cảng cạn và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Diện tích bãi container phải đủ diện tích đề lưu trữ container theo yêu cầu công suất của cảng và dự phòng phát triển tương lai.
+ Hệ thống giao thông nội bộ trong bãi phải được bố trí sao cho thuận lợi trong việc vận chuyển trong cảng và đảm bảo các chức năng của cảng cạn.
+ Bãi container phải đảm bảo yêu cầu về kết cấu và đủ diện tích để thực hiện các chức năng của cảng cạn.
+ Nền bãi phải đảm bảo khả năng chịu lực, độ bền, độ ổn định theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
+ Đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
- Bãi container chuyên dụng:
Bãi container chuyên dụng phải bố trí tại các khu vực riêng biệt, đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Bãi container lạnh: Khu vực này bố trí các nguồn điện để đáp ứng yêu cầu hoạt động liên tục của container lạnh.
+ Bãi container chứa hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ: (i) Khu vực này phải được tách biệt với khu vực còn lại; (ii) Có quy định riêng về xếp, dỡ đối với container chứa hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ.
- Kho CFS:
Kho CFS được thiết kế, xây dựng phải đảm bảo đủ diện tích đáp ứng nhu cầu hoạt động của cảng và thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Khu vực lưu trữ cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu được bố trí tại các khu riêng biệt.
+ Đường giao thông nội bộ trong kho CFS phải được thiết kế, quy hoạch đảm bảo thuận lợi cho các phương tiện, thiết bị vận hành trong kho.
+ Khu vực lưu trữ hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ được bố trí tại các khu riêng biệt đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
+ Bố trí văn phòng làm việc cho nhân viên và người liên quan.
Quy định về hệ thống phòng cháy, chữa cháy cảng cạn như thế nào?
Căn cứ điểm 8.2 tiểu mục 8 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 108: 2021/BGTVT, quy định về hệ thống phòng cháy, chữa cháy cảng cạn như sau:
- Cảng cạn phải trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có phương án thoát nạn, giải tỏa phương tiện, vật tư hàng hóa khi xảy ra cháy, nổ.
- Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng cạn phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Tại những vị trí có nguy cơ dễ xảy cháy, nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật.
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, thiết bị sử dụng điện, các nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác phải bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
- Về nhân sự: Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, nổ phải được huấn luyện thành thạo về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ.
- Tổ chức phòng cháy chữa cháy:
(i) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(ii) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?