QCVN 06:2022/BXD yêu cầu chung về an toàn cháy đối với nhà ở, nhà chung cư, công trình? Yêu cầu về lối thoát nạn khi gặp cháy, nổ ra sao?
QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình ra sao?
Căn cứ tại Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình.
Cụ thể, nội dung Quy chuẩn quy định các nội dung sau:
- Các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, khoang cháy, nhà và các công trình xây dựng (khoang cháy, nhà và các công trình xây dựng sau đây gọi chung là nhà):
- Phân loại kỹ thuật về cháy cho vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, các phần và bộ phận của nhà, và nhà.
Đồng thời các nội dung tại Quy chuẩn này áp dụng đối với các nhà và công trình sau:
- Nhà ở: chung cư và nhà ở tập thể có chiều cao PCCC đến 150 m và không quá 3 tầng hầm; nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 7 tầng trở lên hoặc có nhiều hơn 1 tầng hầm đến 3 tầng hầm, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh với diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm trên 30% tổng diện tích sàn;
Lưu ý: Trường hợp chuyển đổi nhà ở riêng lẻ sang mục đích khác thì phải tuân thủ theo quy định của quy chuẩn này và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan
- Các nhà công cộng có chiều cao PCCC đến 150 m và không quá 3 tầng hầm (trừ các công trình trực tiếp sử dụng làm nơi thờ cúng, tín ngưỡng; các công trình di tích); các loại sân thể thao ngoài trời có khán đài (sân vận động, sân tập luyện, thi đấu thể thao và tương tự);
- Các nhà sản xuất, nhà kho có chiều cao PCCC đến 50 m và không quá 1 tầng hầm;
- Các nhà cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật có chiều cao PCCC đến 50 m và không quá 1 tầng hầm;
- Các nhà phục vụ giao thông vận tải có chiều cao PCCC đến 50 m và không quá 3 tầng hầm;
- Các nhà phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (trừ nhà ươm, nhà kính trồng cây và tương tự).
QCVN 06:2022/BXD yêu cầu chung về an toàn cháy đối với nhà ở, nhà chung cư, công trình? Yêu cầu về lối thoát nạn khi gặp cháy, nổ ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung về an toàn cháy đối với nhà ở, nhà chung cư, công trình quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1.5 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD yêu cầu chung về an toàn cháy đối với nhà ở, nhà chung cư, công trình như sau:
Về quy định chung:
Trong các nhà, khi thiết kế phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng - không gian và kỹ thuật công trình để bảo đảm khi xảy ra cháy thì:
- Nhà vẫn duy trì được tính ổn định tổng thể và tính bất biến hình trong một khoảng thời gian nhất định, được quy định bằng bậc chịu lửa của nhà;
- Mọi người trong nhà (không phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe) có thể sơ tán ra bên ngoài tới khu vực an toàn (sau đây gọi là bên ngoài) trước khi xuất hiện nguy cơ đe doạ tính mạng và sức khỏe do tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy;
- Có khả năng cứu người;
- Lực lượng và phương tiện chữa cháy có thể tiếp cận đám cháy và thực hiện các biện pháp chữa cháy, cứu người và tài sản;
- Không để cháy lan sang các nhà bên cạnh, kể cả trong trường hợp nhà đang cháy bị sập đổ;
- Hạn chế các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp về vật chất, bao gồm bản thân nhà và các tài sản bên trong nhà, có xét tới tương quan kinh tế giữa giá trị thiệt hại và chi phí cho các giải pháp cùng trang thiết bị kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.
Trong quá trình xây dựng phải bảo đảm:
- Thực hiện các giải pháp phòng chống cháy theo thiết kế phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và đã được thẩm duyệt theo quy định;
- Thực hiện các yêu cầu phòng cháy chữa cháy cho các công trình đang xây dựng, các công trình phụ trợ và các quy định phòng cháy chữa cháy trong thi công xây lắp theo pháp luật về phòng cháy chữa cháy hiện hành;
- Trang bị các phương tiện chữa cháy theo quy định và trong trạng thái sẵn sàng hoạt động;
- Khả năng thoát nạn an toàn và cứu người, cũng như bảo vệ tài sản khi xảy ra cháy trong công trình đang xây dựng và trên công trường.
Trong quá trình khai thác sử dụng phải:
- Bảo đảm các bộ phận của nhà và khả năng làm việc của các hệ thống bảo vệ chống cháy phù hợp với yêu cầu thiết kế và các tài liệu kỹ thuật của chúng;
-Thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật hiện hành;
- Không được phép thay đổi kết cấu hay các giải pháp bố trí mặt bằng - không gian và kỹ thuật công trình mà không có thiết kế được phê duyệt theo quy định;
- Khi tiến hành sửa chữa, không cho phép sử dụng các cấu kiện và vật liệu không đáp ứng các yêu cầu của các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
- Khi nhà được cấp phép ở điều kiện phải hạn chế về tải trọng cháy, về số người trong nhà hoặc trong bất kỳ phần nào của nhà, thì bên trong nhà phải đặt thông báo về những hạn chế này ở những nơi dễ thấy, còn bộ phận quản lý nhà phải thiết lập các biện pháp tổ chức riêng về phòng cháy chữa cháy và sơ tán người khi xảy ra cháy.
Ngoài ra, khi phân tích tính nguy hiểm cháy của nhà, có thể sử dụng các tình huống tính toán dựa trên tương quan giữa các thông số; sự phát triển và lan truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy, việc sơ tán người và tổ chức chữa cháy.
Lối nào là lối thoát nạn khi gặp cháy, nổ đối với nhà ở, nhà chung cư, công trình?
Căn cứ tại Mục 3.2 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD yêu cầu về lối thoát nạn khi gặp cháy, nổ đối với nhà ở, nhà chung cư, công trình như sau:
Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn nếu chúng:
(1) Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:
- Ra ngoài trực tiếp;
- Qua hành lang;
- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua buồng thang bộ;
- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua hành lang và buồng thang bộ.
(2) Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:
- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2;
- Ra mái có khai thác sử dụng, hoặc ra một khu vực riêng của mái dẫn tới cầu thang bộ loại 3.
(3) Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nếu tại 3.2.1 a, b). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có người làm việc thường xuyên mà chi dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.
(4) Các lối ra đáp ứng quy định tại 3.2.2 và các lối ra thoát nạn khác được quy định cụ thể trong quy chuẩn này.
Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng cầu thang bộ loại 3 để thoát nạn cần có tính toán thoát nạn phù hợp với Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD.
(5) Các lối ra từ các tầng hầm và tầng nửa hầm, về nguyên tắc, là lối ra thoát nạn khi chúng thoát trực tiếp ra ngoài và được ngăn cách với các buồng thang bộ chung của nhà.
(6) Các lối ra sau đây cũng được coi là lối ra thoát nạn:
- Các lối ra từ các tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối đi riêng ra bên ngoài được ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách đặc ngăn cháy loại 1:
- Các lối ra tử các tầng hầm và tầng nửa hầm có bố trí các gian phòng hạng C1 đến C4, D, E, đi vào các gian phòng hạng C1 đến C4, D, E và vào tiền sảnh nằm trên tầng một của nhà nhóm F5;
- Các lối ra từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm của nhà nhóm F2, F3 và F4 đi vào tiền sảnh của tầng 1 theo các cầu thang bộ riêng loại 2.
- Các cửa mở quay có bản lề trên cửa ra vào dành cho phương tiện vận tải đường sắt hoặc đường bộ.
Cho phép bố trí khoang đệm tại lối ra ngoài trực tiếp từ nhà, từ tầng hầm và tầng nửa hầm.
Lưu ý: Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu lối ra này có đặt cửa có cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán Tết Âm lịch 2025? Chứng khoán nghỉ giao dịch bao nhiêu ngày dịp Tết Nguyên Đán 2025?
- Vạch dừng đèn đỏ là gì? Khoảng cách an toàn khi dừng đèn đỏ? Vạch dừng đèn đỏ phải được đặt ở vị trí nào?
- Bài tập Tết lớp 1 năm 2025 môn Toán kèm đáp án? Bài tập Tết môn Toán lớp 1 năm 2025? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Thế nào là mạng viễn thông, mạng viễn thông công cộng và mạng viễn thông dùng riêng? Thông tin ưu tiên truyền qua mạng viễn thông?
- Tổng hợp lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của Ngân hàng mới nhất? Lịch nghỉ Tết Ngân hàng 2025 ra sao?