QCVN 01-54:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống lúa? Phương pháp kiểm tra chất lượng hạt giống lúa ra sao?
QCVN 01-54:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống lúa?
QCVN 01-54:2011/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư 45/2011/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2011.
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho hạt giống lúa thuộc loài Oryza sativa L., không áp dụng cho hạt giống lúa lai.
Theo đó, các từ ngữ được sử dụng trong Quy chuẩn QCVN 01-54:2011/BNNPTNT bao gồm:
- Hạt giống lúa tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
- Hạt giống lúa siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Hạt giống lúa nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Hạt giống lúa xác nhận 1 là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Hạt giống lúa xác nhận 2 là hạt giống được nhân ra từ hạt giống xác nhận 1 và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
QCVN 01-54:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống lúa? Phương pháp kiểm tra chất lượng hạt giống lúa ra sao? (Hình từ Internet)
Phương pháp kiểm tra chất lượng hạt giống lúa ra sao?
Căn cứ Mục III Quy chuẩn QCVN 01-54:2011/BNNPTNT, phương pháp kiểm tra chất lượng hạt giống lúa được quy định như sau:
(1) Phương pháp kiểm định
- Các chỉ tiêu chất lượng của ruộng sản xuất giống lúa quy định ở mục 2.1 của quy chuẩn này được kiểm định theo TCVN 8550:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống.
- Số lần kiểm định: Ít nhất 3 lần tại các thời điểm sau:
+ Lần 1: Sau cấy hoặc gieo thẳng 10 đến 20 ngày
+ Lần 2: Khi trỗ khoảng 50%
+ Lần 3: Trước thu hoạch từ 5 đến 7 ngày
(2) Phương pháp kiểm nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu lô hạt giống lúa theo TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.
- Các chỉ tiêu chất lượng hạt giống lúa quy định tại mục 2.2 của Quy chuẩn kỹ thuật này được xác định theo TCVN 8548:2010 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.
(3) Phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần giống trên ô thí nghiệm
Kiểm tra tính đúng giống và độ thuần giống trên ô thí nghiệm khi cần thiết theo theo TCVN 8547:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần lô hạt giống
Tính ổn định của giống lúa được đánh giá thông qua đâu? Phương pháp đánh giá tính ổn định giống lúa như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.2.4 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.2 Phương pháp đánh giá
5.2.1 Yêu cầu chung
Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Các giai đoạn sinh trưởng này được mã hóa bằng số theo quy định tại Phụ lục C. Đánh giá theo dõi các tính trạng đặc trưng theo hướng dẫn tại Phụ lục D.
Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây mẫu hoặc các bộ phận của 20 cây đó cho một lần nhắc lại. Việc quan sát, đánh giá các tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng (nếu không có chỉ dẫn khác). Các tính trạng khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.
Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự về các tính trạng chính.
Tính trạng 56, 57, 61, 62, 63, 64, 65 quy định tại Phụ lục A được đánh giá bởi tổ chức thử nghiệm theo 4.1.
...
5.2.4 Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo (đối với giống lúa thuần) hoặc gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu. Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ trước đó.
Như vậy, khi đánh giá tính ổn định giống lúa cần đảm bảo những yêu cầu chung được quy định cụ thể trên.
Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo (đối với giống lúa thuần) hoặc gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu. Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?