Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể? Giám định để xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi về phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể? Giám định để xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo nguyên tắc nào? Cảm ơn!

Giám định để xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc giám định được quy định như sau:

"Điều 2. Nguyên tắc giám định
1. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên người cần giám định, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT.
3. Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định."

Nguyên tắc giám định tổn thương cơ thể được quy định như trên.

Quy định thực hiện về giám định thương tật, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể trong giám định pháp y?

Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể? Giám định để xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo nguyên tắc nào? (Hình từ internet)

Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc xắc định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể trong giám định pháp y như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.
2. Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân. Ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.
6. Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.
7. Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.
8. Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư này."

Như vậy, nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định như trên.

Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:

"Điều 4. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn; trong đó:
a) T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này).
b) T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
Tn = {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
2. Ví dụ:
a) Một đối tượng có nhiều tổn thương:
Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương:
- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 - 65%;
- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;
- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 - 25%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:
- T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).
- T2 = (100 - 63) x 41/100% = 15,17%.
- T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% - 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là:
T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100% = 4,80%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97%, làm tròn số là 83%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83%.
b) Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần:
Ông Nguyễn Văn B (ông B) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1).
Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau:
T1 đã được xác định là 45%; T2 được xác định như sau:
T2 = (100 - 45) x 37/100 = 20,35%.
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông B là = (T1+T2).
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45% + 20,35% = 65,35%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65%.'

Như vậy, phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định như trên.

Giám định pháp y
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm những gì? Hàng xóm có cần phải ghi bản nhận xét về đối tượng giám định hay không? Nếu có thì viết mấy bản?
Pháp luật
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì bị phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Cơ sở giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần mới sẽ được xây dựng ở TP. Hồ Chí Minh đúng không?
Pháp luật
Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y mới nhất hiện nay là mẫu nào? Kích thước chứng chỉ?
Pháp luật
Thời gian đào tạo để cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y cho người học tối đa bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Chương trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do cơ quan nào xây dựng và phê duyệt?
Pháp luật
Quy trình giám định hài cốt theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào? Mẫu kết luận giám định hài cốt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sinh viên y khoa chuyên ngành Giám định pháp Y sẽ được miễn học phí đúng không? Xác định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Phương pháp thực hiện giám định khả năng tình dục nam được Bộ Y tế quy định thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quy trình giám định giới tính theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào? Có mấy phương pháp giám định giới tính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám định pháp y
7,983 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám định pháp y

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám định pháp y

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào