Phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép bao gồm những nội dung nào theo hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT?
- Phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép bao gồm những nội dung nào theo hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT?
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép thực hiện ra sao?
- Đối tượng của Chương trình Bố trí dân cư các vùng Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
- Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu gì?
Phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép bao gồm những nội dung nào theo hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT?
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 590/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT có hướng dẫn nội dung phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép như sau:
(1) Sự cần thiết bố trí ổn định dân cư xen ghép.
(2) Đánh giá thực trạng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của địa bàn dự kiến nơi bố trí dân cư xen ghép; phân tích tình hình dân cư, quỹ đất, cơ sở hạ tầng của địa bàn dự kiến nơi bố trí dân cư xen ghép; khả năng tiếp nhận số hộ dân.
(3) Mục tiêu bố trí ổn định dân cư, bổ sung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và đời sống người dân.
(4) Phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép
- Số hộ (khẩu) bố trí xen ghép phân theo các đối tượng, như: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng;
- Địa danh và số thôn, bản nhận dân xen ghép;
- Tiến độ thực hiện bố trí ổn định dân cư xen ghép qua các năm.
(5) Phương án bố trí đất ở, đất sản xuất cho hộ bố trí xen ghép, bao gồm:
- Diện tích đất chưa sử dụng (nếu có);
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất (nếu có);
- Chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất giữa hộ sở tại và hộ bố trí xen ghép đến theo quy định của pháp luật.
(6) Nội dung hỗ trợ đầu tư tại địa bàn nơi bố trí ổn định dân cư xen ghép quy định tại điểm d khoản 2 Mục IV Điều 1 Quyết định số 590/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện theo quy định hiện hành.
(7) Các giải pháp tổ chức thực hiện.
(8) Khái toán kinh phí, nguồn vốn và tiến độ thực hiện.
Phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép bao gồm những nội dung nào theo hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT? (Hình ảnh từ Internet)
Việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép thực hiện như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các ngành, cấp chính quyền có liên quan lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT, trình cấp có thẩm quyền thẩm định;
- Hồ sơ thẩm định phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thẩm định phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép; nội dung phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép và các phụ biểu kèm theo;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thẩm định phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép, hoàn thiện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Đối tượng của Chương trình Bố trí dân cư các vùng Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Mục I Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 đối tượng của Chương trình là:
Hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
(1) Hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở do sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét; hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng.
(2) Hộ gia đình, cá nhân sống ở vùng đặc biệt khó khăn, thiếu đất, nước để sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu; du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, ô nhiễm môi trường.
(3) Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện đến các vùng biên giới đất liền, Khu kinh tế - quốc phòng, hải đảo.
(4) Hộ gia đình, cá nhân đã di cư tự do đến các địa bàn trong cả nước không theo quy hoạch, kế hoạch, đời sống còn khó khăn; hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu rừng đặc dụng cần phải bố trí, ổn định lâu dài.
(5) Cộng đồng dân cư nơi tiếp nhận người dân tái định cư tập trung, xen ghép.
Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Mục I Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 thì mục tiêu của Chương trình là:
Mục tiêu chung
Thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện bố trí ổn định 121.290 hộ, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm: 47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.
- Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; tại các vùng dự án bố trí ổn định dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 45% trở lên; tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98% trở lên; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 90% trở lên.
Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 05/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?