Phương án bảo vệ công trình hàng hải được xây dựng, thẩm định và phê duyệt như thế nào? Nội dung phương án gồm những gì?
Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án bảo vệ công trình hàng hải như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án bảo vệ công trình hàng hải
1. Nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định tại Điều 125 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, gồm các nội dung sau:
a) Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
b) Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;
c) Nhân lực, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;
d) Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải;
đ) Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc của người quản lý khai thác công trình;
e) Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải;
g) Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.
2. Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án bảo vệ công trình hàng hải
a) Đối với các công trình hàng hải đang chuẩn bị đầu tư thì chủ đầu tư công trình tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và bổ sung vào hồ sơ dự án để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cùng với dự án đầu tư.
b) Đối với các công trình hàng hải đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có phương án bảo vệ công trình hàng hải thì người quản lý khai thác, sử dụng công trình hàng hải có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời tổ chức thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải.
3. Phương án bảo vệ công trình hàng hải sau khi được tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phê duyệt phải gửi cho Cảng vụ hàng hải để kiểm tra, giám sát và phối hợp thực hiện.
Như vậy theo quy định trên thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án bảo vệ công trình hàng hải như sau:
- Đối với các công trình hàng hải đang chuẩn bị đầu tư thì chủ đầu tư công trình tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 143/2017/NĐ-CP và bổ sung vào hồ sơ dự án để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cùng với dự án đầu tư.
- Đối với các công trình hàng hải đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có phương án bảo vệ công trình hàng hải thì người quản lý khai thác, sử dụng công trình hàng hải có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 143/2017/NĐ-CP, đồng thời tổ chức thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải.
Phương án bảo vệ công trình hàng hải: Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án này như thế nào? (Hình từ Internet)
Lấy ý kiến về nội dung trong quy hoạch có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định lấy ý kiến về nội dung trong quy hoạch có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải như sau:
- Khi tiến hành xây dựng quy hoạch chuyên ngành có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời về sự phù hợp của nội dung quy hoạch đối với phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, trường hợp nội dung quy hoạch không phù hợp với phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, Bộ Giao thông vận tải phải hướng dẫn người đề nghị về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định.
- Trên cơ sở ý kiến tham gia của Bộ Giao thông vận tải, các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, thi công và tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ các quy định về bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
Nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải gồm có:
- Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
- Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải.
- Nhân lực, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải.
- Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải.
- Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc của người quản lý khai thác công trình.
- Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải.
- Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể?
- Ủy ban kiểm tra công đoàn là gì? Ủy ban kiểm tra công đoàn làm việc theo nguyên tắc nào? Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra?
- Ai phải thẩm tra lý lịch khi vào Đảng? Những trường hợp nào không cần thẩm tra lý lịch theo quy định hiện nay?
- Nơi có dưới 05 tổ chức đảng thì được chọn tối đa mấy tổ chức đảng xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?
- Thủ tục thông báo đơn vị đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng cấp trung ương ra sao?