Phí tại tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ra sao?
- Phí tại tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ra sao?
- Các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch cho vay, đi vay phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa là bao lâu?
Phí tại tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ra sao?
Ngày 12.9/2023, Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn 7123/NHNN-TTGSNH năm 2023, hướng dẫn về phí tại tổ chức tín dụng như sau:
- Đối với các tổ chức tín dụng:
+ TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí để miễn, giảm phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 và Thông báo 225/TB-VPCP năm 2023.
+ Rà soát tình hình thu phí và các loại phí đang áp dụng tại tổ chức tín dụng để xem xét miễn, giảm thêm một số loại phí không cần thiết nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng vay vốn theo chủ trương của Chính phủ.
Xây dựng loại phí, mức phí, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân, góp phần hỗ trợ cho khách hàng vượt qua khó khăn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện thu phí phù hợp quy định của pháp luật, thực hiện niêm yết công khai mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Công khai thông tin cho khách hàng về chính sách miễn, giảm một số loại phí đang áp dụng tại ngân hàng để khách hàng nắm và tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ tổ chức tín dụng.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ của các đơn vị trực thuộc về việc thu phí đối với khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).
- Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:
+ Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện tiết giảm chi phí, thực hiện chính sách miễn, giảm phí để hỗ trợ cho khách hàng vay vốn theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 và Thông báo 225/TB-VPCP năm 2023.
Đồng thời, theo dõi, giám sát chặt chẽ về tình hình thu phí, các loại phí của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn, việc niêm yết công khai mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, chủ động chi đạo, xử lý trường hợp phát hiện tổ chức tín dụng không thực hiện theo quy định.
- Thực hiện công tác truyền thông về các chủ trương, chỉ đạo của Chính phù và Ngân hàng nhà nước để các tổ chức tín dụng tích cực thực hiện nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và khách hàng vay vốn.
Các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch cho vay, đi vay phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 21/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2016/TT-NHNN và khoản 6 Điều 1 Thông tư 01/2013/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc cho vay, đi vay
Khi thực hiện giao dịch cho vay, đi vay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
Trụ sở chính của tổ chức tín dụng thực hiện phê duyệt, cấp hạn mức giao dịch, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng và được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh thực hiện việc giải ngân, chuyển tiền thanh toán, quản lý khoản cho vay, đi vay;
3. Tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay (trừ trường hợp bên đi vay vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này), đi vay của mình;
4. Bên vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cho bên cho vay toàn bộ số tiền nợ bao gồm: nợ gốc, lãi và phí (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch cho vay, đi vay phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2012/TT-NHNN.
- Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
+ Trụ sở chính của tổ chức tín dụng thực hiện phê duyệt, cấp hạn mức giao dịch, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng và được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh thực hiện việc giải ngân, chuyển tiền thanh toán, quản lý khoản cho vay, đi vay;
- Tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay (trừ trường hợp bên đi vay vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này), đi vay của mình;
- Bên vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cho bên cho vay toàn bộ số tiền nợ bao gồm: nợ gốc, lãi và phí (nếu có).
Phí tại tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ra sao? (Hình từ internet)
Thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 01/2013/TT-NHNN như sau:
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng cho vay đối với công ty cho thuê tài chính là công ty con của tổ chức tín dụng đó”.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm trừ trường hợp tổ chức tín dụng cho vay đối với công ty cho thuê tài chính là công ty con của tổ chức tín dụng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị? Nội dung kiểm điểm cuối năm của tập thể lãnh đạo quản lý gồm?
- Hướng dẫn cách viết 03 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm chuẩn Hướng dẫn 25 và Hướng dẫn 12 chi tiết nhất?
- Tải về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 ra sao?