Phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới?
- Đảm bảo phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi, tạo nòng cốt truyền nghề thủ công truyền thống?
- Phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới?
- Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030?
Đảm bảo phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi, tạo nòng cốt truyền nghề thủ công truyền thống?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2022 quy định nhiệm vụ đảm bảo phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi, tạo nòng cốt truyền nghề thủ công truyền thống như sau:
“1. Phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi
a) Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, tạo nòng cốt thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề, thực hành nghề thủ công truyền thống, lan tỏa các giá trị của di sản văn hóa nghề truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt đối
nhiều sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị.
b) Sưu tầm, lưu giữ và tổ chức trưng bày các tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của các nghệ nhân, thợ giỏi, nghệ nhân tiêu biểu các cấp.
c) Tổ chức phong tặng, tôn vinh các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam và các sản phẩm làng nghề tiêu biểu.
2. Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống
a) Điều tra, rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại danh mục các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ, xét công nhận;
b) Xây dựng kế hoạch khôi phục, bảo tồn đối với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền;
c) Hỗ trợ các nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận và đang hoạt động hiệu quả để phát triển và nhận rộng.”
Theo đó, để thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 cần phải đảm bảo phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi
Phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3, tiểu mục 4 Mục III Điều 1 Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2022 hướng dẫn phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới như sau:
“3. Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới
a) Phục hồi, tôn tạo các di tích liên quan đến giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống (nhà thờ tổ nghề, không gian làm nghề, cảnh quan làng nghề...); khôi phục, tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, phát huy các giá trị văn hóa của nghề và làng nghề trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa.
b) Tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
4. Phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
a) Đối với các làng đã có nghề: Khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề, đồng thời thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ cảnh quan, môi trường làng nghề.
. b) Đối với các làng chưa có nghề: Thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương thông qua các hình thức du nhập, học tập, phổ biến, nhân rộng từ các mô hình, làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả.”
Theo đó, cần phải đảm bảo tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới thực hiện nhiệm vụ chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Điều 1 Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 như sau:
“Các bộ, ngành, cơ quan liên quan của Trung ương và địa phương căn cứ nội dung của Chương trình, chức năng, nhiệm vụ được giao, các quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định số 08/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình. Một số yêu cầu cụ thể như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn thực hiện các nội dung của Chương trình.
b) Chủ trì xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hoạt động làng nghề gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; xây dựng và số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Việt Nam.
c) Phối hợp với các địa phương rà soát, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn.
d) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển làng nghề.
đ) Phối hợp hỗ trợ thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động các hiệp hội chuyên ngành của các nhóm ngành nghề nông thôn. Hỗ trợ các hội, hiệp hội, doanh nghiệp phối hợp với các địa phương xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề.
e) Tổ chức các hội chợ làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường niên để quảng bá, xúc tiến thương mại và tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi.
g) Rà soát các nội dung, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương để tổ chức quản lý và thực hiện có hiệu quả Chương trình.
h) Tổ chức kiểm tra, giám sát, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình.”
Như vậy, cần phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?