Phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền, các cơ quan ban ngành cần phải làm gì để đạt được mục tiêu?
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Tài chính
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Nội vụ
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Ngoại giao
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Quốc phòng
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Công an
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới củaBộ Y tế
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
- Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Ủy ban dân tộc
Với trình độ và cơ hội phát triển chênh lệch, kinh tế - xã hội vùng biên giới còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới và cả nước, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo, công nghiệp và thương mại dịch vụ nhìn chung chưa phát triển, chưa có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh yếu, thương mại tiểu ngạch vẫn là chủ yếu, hạ tầng thương mại hạn chế,... Do vậy, để khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế tại khu vực biên giới nhằm phát triển kinh tế biên giới, cần phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển để điều chỉnh và có những giải pháp phù hợp với thực tế. Chính vì thế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 23/NQ-CP năm 2022 về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền, đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan ban ngành cùng thực hiện, cụ thể:
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, đa dạng hóa hình thức đầu tư để tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng hoặc thu hút đầu tư vào khu vực biên giới, các khu kinh tế cửa khẩu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện việc thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương liên quan xúc tiến đầu tư thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế khu vực biên giới.
- Đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các vùng biên giới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền, các cơ quan ban ngành cần phải làm gì để đạt được mục tiêu?
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tiếp tục tham mưu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các tỉnh có biên giới hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, phí và lệ phí; thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tạo điều kiện thông quan hàng hóa, phát triển kinh tế khu vực biên giới.
- Chỉ đạo cơ quan Hải quan chủ động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan tại cửa khẩu biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Nội vụ
- Nghiên cứu, đề xuất quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính có tính đến yếu tố đặc thù về biên giới để khuyến khích khu vực này phát triển.
- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù trong tuyển dụng công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, nhất là người dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất các chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động và lực lượng vũ trang về công tác, làm việc tại khu vực biên giới.
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao chủ trì tham mưu, đề xuất tổ chức đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận liên quan đến biên giới lãnh thổ; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận có liên quan về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia; các văn bản pháp luật liên quan đến đối ngoại tại các tỉnh biên giới đất liền.
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương có đường biên giới trên đất liền thực hiện các văn bản pháp luật liên quan về phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại tại khu vực biên giới.
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách đối với Bộ Công thương
Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển logistics tại các cửa khẩu biên giới như: kết nối sản xuất với tiêu thụ các sản phẩm khu vực biên giới; mở rộng thị trường, hệ thống phân phối hàng hóa trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Công an
Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách hỗ trợ lực lượng công an và quân đội tại các khu vực biên giới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới củaBộ Y tế
- Nghiên cứu, sớm ban hành và triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp đề giảm bất bình đẳng về sức khỏe giữa các vùng miền.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế, nhất là bác sỹ, y sỹ sản nhi về công tác tại khu vực biên giới; phấn đấu 100% trạm y tế xã khu vực biên giới đều có bác sỹ.
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp cho người lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới tại các doanh nghiệp, nhất là tại các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới của Ủy ban dân tộc
- Lồng ghép các cơ chế, chính sách hiện hành về công tác dân tộc và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; ưu tiên phân bổ, huy động nguồn lực của các chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đối với địa bàn khu vực biên giới, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các cơ chế chính sách về công tác dân tộc tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ và các quy định hiện hành liên quan để bổ sung, sửa đổi theo hướng tích hợp, đặc thù cho địa bàn biên giới, miền núi để tạo khung pháp lý và chính sách đủ mạnh, làm cơ sở huy động nguồn lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?