Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng?
- Quy định về đối tượng và địa bàn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng tại dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
- Quy định về phân cấp quản lý hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng tại dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
- Quy định về xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Quy định về đối tượng và địa bàn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng tại dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành quy định về đối tượng và địa bàn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng tại dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cụ thể như sau:
- Dự án phải đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ tham gia các đối tượng thuộc diện hỗ trợ của Chương trình theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; trong đó, tỷ lệ tham gia dự án của người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tối thiểu 70%. Ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động. Ưu tiên dự án do nhóm hộ, tổ hợp tác có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.
- Địa bàn thực hiện tại các xã ĐBKK, thôn ĐBKK thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng?
Quy định về phân cấp quản lý hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng tại dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Đối với quy định về phân cấp quản lý hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng tại dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành quy định cụ thể như sau:
- UBND cấp xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng.
- Trường hợp không đủ năng lực, UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc làm chủ đầu tư.
Quy định về xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành quy định về xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cụ thể như sau:
- Nội dung hồ sơ, trình tự thẩm định, phê duyệt dự án thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
- Hình thức luân chuyển, cách thức quản lý vốn hoặc tài sản quay vòng trong cộng đồng (nếu có) do người dân trong cộng đồng đề xuất và đồng thuận, phù hợp với quy định khung do UBND cấp tỉnh ban hành, bao gồm; tỷ lệ hoặc mức, tiến độ thu hồi và quay vòng một phần vốn hỗ trợ; hình thức quay vòng bằng tiền hoặc bằng hiện vật (giống vật nuôi) trong cộng đồng; tiêu chí bình chọn người nhận tiền hoặc hiện vật hỗ trợ ở các vòng tiếp theo; phân công trách nhiệm quản lý và giám sát sử dụng phần vốn quỹ quay vòng; cách thức xử lý trong trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan; cách thức tiếp tục sử dụng hoặc xử lý phần vốn quỹ quay vòng kết dư thực tế khi kết thúc thời hạn dự án hoặc kết thúc chu kỳ quay vòng theo cam kết.
Thông tư 02/2022/TT-UBDT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?