Phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, phải báo cho ai để tố cáo? Bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm?
Thế nào là bạo hành trẻ em?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định về khái niệm bạo lực trẻ em cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Theo đó, bạo hành trẻ em (bạo lực trẻ em) là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Hiện nay, có thể hiểu rằng bạo hành trẻ em hay bạo lực trẻ em là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em. Cụ thể rằng:
- Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác.
- Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý.
Những hành vi bạo lực trên dù không tác động trực tiếp đến sức khỏe về mặt thể chất nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, phải báo cho ai để tố cáo? Bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm?
Hành vi bạo hành trẻ em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 có quy định cụ thể rằng:
Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định cụ thể rằng:
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Đồng thời, tại Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có quy định:
Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, hành vi bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính đến 40.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Như vậy, trường hợp thường xuyên thực hiện hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình với mức phạt tù từ 02 - 05 năm.
Khi phát hiện có hành vi bạo hành trẻ em thì phải tố cáo với ai?
- Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
- Ứng dụng Tổng đài 111
- Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
- Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về bạo hành trẻ em. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản chào giá lập lịch là gì? Bản chào giá lập lịch trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh được quy định như thế nào?
- Link bình chọn https wechoice vn WeChoice Awards 2024 thế nào? Hướng dẫn bình chọn WeChoice Awards 2024?
- Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quyền con người và quyền công dân bị hạn chế khi nào?
- Công dân Việt Nam là thành viên Ban vận động thành lập hội phải đáp ứng điều kiện gì? Ban vận động gồm những thành phần nào?
- Công văn 8976/CĐBVN-QLVT công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi GPLX theo phân hạng GPLX mới ra sao?