Phấn đấu đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP?
Thực trạng tình hình thị trường vốn của nước ta hiện nay?
Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 đã nêu lên thực trạng tình hình thị trường vốn của nước ta hiện nay như sau:
- Thị trường vốn có vai trò ngày càng quan trọng và là kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 (Văn kiện Đại hội XII của Đảng) đã khẳng định “Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các thị trường tài chính, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu; quản lý chặt chẽ các tổ chức tham gia thị trường, bảo đảm tính thanh khoản cao và an toàn hệ thống.
- Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán để thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế.
Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 xác định “Phát triển mạnh các loại thị trường. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP...
- Cơ cấu lại và phát triển thị trường chứng khoán; mở rộng năng lực thị trường vốn; nâng cao tính công khai, minh bạch và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; thúc đẩy phát triển các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro hệ thống.
Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 xác định các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu bao gồm: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán.
- Trong thời gian vừa qua, thị trường vốn và thị trường tiền tệ có sự phát triển nhanh về quy mô và tính thanh khoản, huy động được nguồn lực tài chính lớn cho Chính phủ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Thị trường tiền tệ duy trì ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế.
- Tốc độ phát triển của thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua tương đối nhanh đã phát sinh những vấn đề cần phải giải quyết như hiện tượng thao túng giá cổ phiếu; các vi phạm về gian lận hồ sơ, công bố thông tin không chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp xuất hiện tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích theo phương án phát hành, nhiều nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu biết rõ về pháp luật trong đầu tư và giao dịch trái phiếu.
- Trên thị trường tiền tệ tình trạng nợ xấu tiềm ẩn sau đại dịch Covid, những khó khăn trong thực hiện tái cơ cấu và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, sở hữu chéo.
Quan điểm về phát triển thị trường vốn?
Căn cứ theo Mục I Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 đã nêu lên quan điểm của Chính Phủ về thị trường vốn như sau:
“I. QUAN ĐIỂM
1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ tại Văn kiện của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; ổn định môi trường đầu tư đảm bảo sự nhất quán, ổn định của chính sách để nhà đầu tư yên tâm hoạt động trên thị trường vốn Việt Nam.
2. Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay, tập trung phát triển thị trường vốn an toàn, công khai, minh bạch, hiệu quả, bền vững, từng bước trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 16/2021/QH15 và số 31/2021/QH13 của Quốc hội.
3. Tăng cường quản lý, giám sát thị trường, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ; các chủ thể tham gia thị trường tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế.”
Theo đó, cần phải tăng cường quản lý, giám sát thị trường, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ; các chủ thể tham gia thị trường tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế.
Phấn đấu đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP? (Hình từ internet)
Phấn đấu đến năm 2025 quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP?
Căn cứ theo Mục II Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 nêu lên mục tiêu phát triển thị trường vốn như sau:
“II. MỤC TIÊU
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động tối đa các
2, Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống. Phát triển thị trường chứng khoản trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường cổ phiếu và trái phiếu.
3. Đến hết năm 2025 phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu theo chiến lược tài chính và chiến lược phát triển ngành ngân hàng, cụ thể như sau:
a) Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.
b) Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
c) Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.”
Như vậy, mục tiêu đến năm 2025 phải phấn đấu đạt được quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?