Phải nộp tiền lệ phí Tòa án đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong trường hợp nào?
- Phải nộp tiền lệ phí Tòa án đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong trường hợp nào?
- Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam phải nộp tiền lệ phí Tòa án trong các trường hợp nào?
- Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
- Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Quy định về giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án như thế nào?
Phải nộp tiền lệ phí Tòa án đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 38 Quyết định 326/2016/UBTVQH14 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền lệ phí Tòa án trong các trường hợp sau:
- Yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Kháng cáo quyết định của Tòa án đối với yêu cầu nếu yêu cầu kháng cáo của họ không được chấp nhận.
Phải nộp tiền lệ phí Tòa án đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong trường hợp nào? (hình từ Internet)
Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam phải nộp tiền lệ phí Tòa án trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 39 Quyết định 326/2016/UBTVQH14 quy định người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam phải nộp tiền lệ phí Tòa án trong các trường hợp sau:
- Yêu cầu chỉ định, thay đổi trọng tài viên;
- Yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc;
- Kháng cáo quyết định của Tòa án, nếu yêu cầu kháng cáo không được Tòa án chấp nhận;
- Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng;
- Yêu cầu Tòa án giải quyết các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam có quy định.
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 40 Quyết định 326/2016/UBTVQH14 quy định về lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Những người phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm: Chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; chủ doanh nghiệp tư nhân; Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên; thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 43 Quyết định 326/2016/UBTVQH14 quy định về lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:
Bên nước ngoài ủy thác tư pháp cho Tòa án Việt Nam tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự phải nộp tiền lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Nghị quyết này. Trường hợp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế quy định về lệ phí ủy thác tư pháp thì thực hiện nguyên tắc có đi có lại theo quy định pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự.
Quy định về giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án như thế nào?
Căn cứ tại Điều 46 Quyết định 326/2016/UBTVQH14 quy định về giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án như
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp Hành Viện về án phí, lệ phí Tòa án được giải quyết theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án hoặc thông báo về việc miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án lệ phí Tòa án, Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm là quyết định cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?