Phải nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền trong những trường hợp cụ thể như thế nào?
Phải nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định phải nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền trong các trường hợp sau:
Đối với tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
- Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
- Khi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;
- Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu quy định tại các Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 , Điều 28 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 , Điều 29 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 , Điều 30 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và Điều 31 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;
- Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.
Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược phải nhận biết khách hàng khi:
Khách hàng thực hiện giao dịch với tổng giá trị từ 70.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.
Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản
Phải nhận biết khách hàng đối với bên mua, bên bán trong hoạt động môi giới mua, bán bất động sản; đối với chủ sở hữu tài sản trong hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản.
Đối với Tổ chức, cá nhân kinh doanh kim khí quý và đá quý
Phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt mua hoặc bán kim khí quý, đá quý có giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ tiền mặt có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.
Đối với Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý
Phải nhận biết khách hàng khi thực hiện các giao dịch cho khách hàng liên quan đến thành lập, điều hành hoặc quản lý các thỏa thuận pháp lý.
Đối với Tổ chức, cá nhân khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp
Phải nhận biết khách hàng khi khách hàng sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ.
Đối với Tổ chức, cá nhân khi cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba
Phải nhận biết khách hàng đối với bên thứ ba và người giám đốc hoặc thư ký đó.
Phải nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền trong những trường hợp cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng báo cáo phải thu thập các thông tin nhận dạng khách hàng trong phòng chống rửa tiền nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định đối tượng phải báo cáo phải thu thập các thông tin nhận dạng khách hàng bao gồm:
(1) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam:
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
(2) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam:
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật; địa chỉ cư trú ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam;
(3) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam:
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số Hộ chiếu hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ cư trú ở nước ngoài;
(4) Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai quốc tịch trở lên:
Thông tin tương ứng quy định tại (1) (2) (3) quốc tịch, địa chỉ cư trú ở quốc gia mang quốc tịch còn lại;
(5) Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch:
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có), số thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật; địa chỉ cư trú ở nước ngoài (nếu có), địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam;
(6) Đối với khách hàng tổ chức:
Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; số điện thoại liên lạc; số fax, trang thông tin điện tử (nếu có); lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông tin về người thành lập, người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức bao gồm các thông tin tương ứng quy định trên và các thông tin tại (6) đối với trường hợp người thành lập là tổ chức;
Lưu ý: Thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền tiếp nhận thông tin khách hàng trong phòng chống rửa tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
Đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Phòng, chống rửa tiền khi có yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ theo quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia của Công an nhân dân khi có yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng chống rửa tiền.
3. Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với đối tượng báo cáo.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin khách hàng trong phòng chống rửa tiền thuộc về:
- Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ theo quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia của Công an nhân dân khi có yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng chống rửa tiền.
- Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với đối tượng báo cáo.
Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/4/2023, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?