Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt ở đâu? Có mấy phương thức nộp hồ sơ?
- Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt ở đâu? Có mấy phương thức nộp hồ sơ?
- Thời gian giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt là bao lâu?
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt ra sao?
Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt ở đâu? Có mấy phương thức nộp hồ sơ?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT như sau:
Thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
1. Các hình thức nộp hồ sơ
Chủ sở hữu nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Thông tư này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Thông tư này theo một trong các hình thức:
a) Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (sau đây gọi là cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
b) Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cổng dịch vụ công quốc gia;
c) Nộp qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
Như vậy, chủ sở hữu nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các phương thức nộp hồ sơ sau:
- Bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
- Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cổng dịch vụ công quốc gia;
- Hệ thống bưu chính;
- Các hình thức phù hợp khác.
Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt ở đâu? Có mấy phương thức nộp hồ sơ? (Hình từ Internet)
Thời gian giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện như sau:
Thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
...
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định của Thông tư này, trong vòng 01 ngày làm việc (nếu tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công quốc gia) hoặc 02 ngày làm việc (nếu tiếp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc các qua hình thức phù hợp khác) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn chủ sở hữu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
3. Thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (trừ trường hợp cấp lại theo quy định tại điểm b khoản này). Chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định. Trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, nếu chủ sở hữu đã nộp bản điện tử Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công quốc gia thì có trách nhiệm nộp lại bản gốc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian giải quyết hồ sơ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được xác định như sau:
- Giai đoạn tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
+ Hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công quốc gia: 01 ngày làm việc.
+ Hồ sơ nộp qua hệ thống bưu chính hoặc các qua hình thức phù hợp khác: 02 ngày làm việc.
- Giai đoạn cấp hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Tổ chức cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trên đường sắt theo thẩm quyền.
2. Lập sổ hoặc sổ điện tử theo dõi việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này.
3. Thu và sử dụng lệ phí việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
5. Thực hiện cập nhật dữ liệu về đăng ký phương tiện theo thẩm quyền vào vào cơ sở dữ liệu đăng ký phương tiện lĩnh vực đường sắt của Cục Đường sắt Việt Nam.
6. Lưu trữ và quản lý hồ sơ cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định.
7. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Bộ Giao thông vận tải phân cấp giải quyết cấp, cấp lại, thu hồi xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trên đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị, Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra, hướng dẫn địa phương việc thực hiện quy định của Thông tư này.
Như vậy, trong việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có các trách nhiệm theo nội dung nêu trên.
Thông tư 14/2023/TT-BGTVT được áp dụng từ ngày 01/9/2023.
Xem toàn bộ Thông tư 14/2023/TT-BGTVT Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?