Nội quy kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được đề xuất như thế nào theo Dự thảo mới của Bộ Nội vụ?

Cho hỏi, kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được đề xuất như thế nào theo Dự thảo mới của Bộ Nội vụ? Câu hỏi của Nam ở Nghệ An.

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của nội quy và quy chế về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?

Phạm vi điều chỉnh:

- Căn cứ tại Điều 1 Dự thảo Thông tư về Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức (gọi tắt là Dự thảo Thông tư) của Bộ Nội vụ đề xuất về phạm vi điều chỉnh như sau:

Phạm vi điều chỉnh
Nội quy và quy chế quy định về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức, bao gồm: Quy định chung; nội quy kỳ thi; đăng ký dự thi; đề thi; coi thi; chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ kỳ thi; tài chính của kỳ thi; khai thác kết quả kỳ thi; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì phạm vi điều chỉnh của nội quy và quy chế về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm: quy định chung; nội quy kỳ thi; đăng ký dự thi; đề thi; coi thi; chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ kỳ thi; tài chính của kỳ thi; khai thác kết quả kỳ thi; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Đối tượng áp dụng:

- Căn cứ tại Điều 2 Dự thảo Thông tư mới của Bộ Nội vụ quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức được áp dụng đối với người tham gia thi tuyển vào làm công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thi đầu vào công chức, tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức và người tham gia tổ chức kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Như vậy, theo đề xuất trên thì đối tượng áp dụng của nội quy và quy chế về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức là:

Người tham gia thi tuyển vào làm công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thi đầu vào công chức, tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức và người tham gia tổ chức kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của nội quy và quy chế về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì? (Ảnh từ internet)

Quy định đối với thí sinh dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được đề xuất như thế nào?

Theo Điều 4 Dự thảo Thông tư mới của Bộ Nội vụ thì nội dung quy định đối với thí sinh dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được đề xuất như sau:

- Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, văn minh, lịch sự. Trường hợp thí sinh dự thi đến chậm sau khi thời gian bắt đầu tính giờ làm bài thi thì không được dự thi.

- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh và giấy xác nhận đăng ký dự thi để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi.

- Ngồi đúng chỗ theo số báo danh, để giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh và giấy xác nhận đăng ký dự thi lên mặt bàn để các giám thị phòng thi và các thành viên hội đồng thi kiểm tra.

- Chỉ được mang vào phòng thi bút viết và một số loại thuốc mà thí sinh dự thi có bệnh án phải mang theo; không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).

- Tuân thủ mọi hướng dẫn của giám thị phòng thi; giữ trật tự và không được hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích trong phòng thi.

- Không được trao đổi với người khác trong thời gian thi, không được trao đổi giấy nháp, không được nhìn bài thi của thí sinh khác hoặc có bất kỳ một hành động gian lận nào khác. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, truyền tải thông tin có liên quan đến đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận thông tin từ ngoài vào phòng thi.

- Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai giám thị phòng thi.

- Trong thời gian làm bài thi, thí sinh không được ra ngoài phòng thi, nếu thí sinh có đau, ốm bất thường thì phải báo cho giám thị phòng thi và giám thị phòng thi phải báo ngay cho trưởng điểm thi, phó trưởng điểm thi, giám sát thi xem xét, giải quyết.

- Nghiêm cấm các hành vi làm hỏng hệ thống máy vi tính phục vụ thi; khi phát hiện máy vi tính không sử dụng được phải kịp thời báo cho giám thị phòng thi để xem xét, giải quyết.

- Thí sinh dự thi chỉ được rời phòng thi khi đã nộp bài và ký xác nhận vào bảng kết quả thi. Trường hợp thí sinh dự thi không ký xác nhận vào bảng kết quả thi trước khi ra khỏi phòng thi thì phải nhận điểm không (0). Trường hợp giám thị phát hiện thí sinh dự thi ký thay thí sinh dự thi khác thì các thí sinh này đều phải nhận điểm không (0). Việc quyết định điểm không (0) đối với các trường hợp này do chủ tịch hội đồng quyết định căn cứ báo cáo của trưởng ban coi thi.

- Thí sinh dự thi có quyền tố giác người vi phạm nội quy, quy chế với giám thị phòng thi, trưởng ban coi thi, phó trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, phó trưởng điểm thi, thành viên Hội đồng thi, thành viên ban giám sát.

Quy định đối với giám thị phòng thi, giám thị hành lang, cán bộ kỹ thuật phần mềm, cán bộ kỹ thuật phần cứng trong kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?

Căn cứ tại Điều 6 Dự thảo Thông tư mới của Bộ Nội vụ đã đề xuất quy định đối với giám thị phòng thi, giám thị hành lang, cán bộ kỹ thuật phần mềm, cán bộ kỹ thuật phần cứng trong kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:

- Phải có mặt tại địa điểm thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, văn minh, lịch sự.

- Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao theo nội quy, quy chế.

- Giữ trật tự, không được làm việc riêng; không được hút thuốc; không được sử dụng các loại đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích; không được sử dụng điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác trong phòng thi, trừ trường hợp cán bộ kỹ thuật phần mềm, cán bộ kỹ thuật phần cứng và giám thị phòng thi kiêm kỹ thuật viên sử dụng máy vi tính và các thiết bị có liên quan đối với bài thi.

- Không được trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong thời gian thi.

05 Nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?

Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, khi thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức cần tuân thủ theo 05 nguyên tắc sau:

- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

- Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

- Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

- Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư quy định Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức tại đây.

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định có thể bị hủy bỏ trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024 như thế nào? Thời gian tổ chức kỳ thi kiểm định là khi nào?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024 được tổ chức thực hiện ra sao? Vào thời gian nào?
Pháp luật
Người đạt kiểm định chất lượng đầu vào công chức có được miễn thi viên chức? Hình thức 02 vòng thi viên chức ra sao?
Pháp luật
Thủ tục dự thi cho thí sinh dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo Thông tư 17/2023/TT-BNV ra sao?
Pháp luật
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì?
Pháp luật
Ban giám sát kiểm định chất lượng đầu vào công chức có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì?
Pháp luật
Trưởng điểm thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì?
Pháp luật
Ban giám sát kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm những ai theo Thông tư 17/2023/TT-BNV?
Pháp luật
Câu hỏi và đáp án kiểm định chất lượng đầu vào công chức được trình bày theo hình thức như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
759 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào