Các cuộc họp của Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được coi là hợp lệ khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Các cuộc họp của Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được coi là hợp lệ khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được ban hành trong thời hạn bao lâu kể từ ngày tổ chức cuộc họp?
- Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được coi là hợp lệ khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 53/2024/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
...
2. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý:
Thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thành viên Hội đồng quản lý là viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và được xác định trong Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
3. Hội đồng quản lý tổ chức cuộc họp theo yêu cầu công việc và được xác định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể mời đại diện một số cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự cuộc họp Hội đồng quản lý để tham khảo ý kiến. Đại diện được mời tham dự họp Hội đồng quản lý không tham gia biểu quyết.
...
Như vậy, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập tổ chức cuộc họp theo yêu cầu công việc và được xác định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Và các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự.
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được coi là hợp lệ khi có bao nhiêu thành viên tham dự? (Hình từ Internet)
Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được ban hành trong thời hạn bao lâu kể từ ngày tổ chức cuộc họp?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 53/2024/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý:
a) Hội đồng quản lý hoạt động theo Quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hội đồng quản lý làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết;
c) Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp y tế công lập để phục vụ hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
4. Nghị quyết của Hội đồng quản lý:
Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua cuộc họp theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; nội dung các cuộc họp được ghi thành biên bản, có chữ ký của các thành viên. Trong trường hợp không tổ chức cuộc họp thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên Hội đồng quản lý để thống nhất quyết nghị. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức cuộc họp, Hội đồng quản lý phải ban hành Nghị quyết và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng và cơ quan quản lý cấp trên.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập sẽ phải ban hành Nghị quyết và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng và cơ quan quản lý cấp trên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức cuộc họp.
Lưu ý: Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua cuộc họp theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 53/2024/TT-BYT như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý
...
3. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức); thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị;
- Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc;
- Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức);
- Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ký hợp đồng lao động lần 2 trên 12 tháng có được không? Về nguyên tắc, các bên phải hợp tác và trung thực khi giao kết hợp đồng đúng không?
- Mỗi cá nhân được tặng bao nhiêu Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng? Hồ sơ đề nghị gồm những gì?
- Định mức cơ sở vật chất là gì? Định mức cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có những nội dung nào?
- Đánh giá hợp quy các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn thực hiện theo phương thức nào?
- Mẫu số 16 Báo cáo năm về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện mới nhất theo Nghị định 136?