Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc bao gồm những gì? Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ về kiến trúc là gì?
Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Kiến trúc 2019 quy định nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc bao gồm:
- Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiến trúc.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch trong hoạt động kiến trúc.
- Tổ chức, thống nhất quản lý kiến trúc đô thị và kiến trúc nông thôn; quản lý hành nghề kiến trúc.
- Cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc.
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về kiến trúc; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực hoạt động kiến trúc.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động kiến trúc.
- Hợp tác quốc tế về kiến trúc.
- Xây dựng, quản lý lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc.
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kiến trúc; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc bao gồm những gì? Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ về kiến trúc là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ về kiến trúc là gì?
Căn cứ tại Điều 37 Luật Kiến trúc 2019 quy định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ về kiến trúc như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kiến trúc trên phạm vi cả nước.
- Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
+ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam.
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc.
+Tổ chức, quản lý hoạt động kiến trúc trong quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng.
+ Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kiến trúc.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động kiến trúc.
+ Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về kiến trúc; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động kiến trúc.
+ Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến trúc trong các dự án đầu tư xây dựng.
+ Ban hành mẫu thiết kế kiến trúc cho các công trình công cộng và nhà ở nông thôn bảo đảm yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc và hành nghề kiến trúc trong cả nước; quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc.
+ Hợp tác quốc tế về kiến trúc.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về kiến trúc là gì?
Căn cứ tại Điều 38 Luật Kiến trúc 2019 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về kiến trúc như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc theo quy định của Luật này và phân cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
+ Thực hiện và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát chất lượng kiến trúc trong dự án đầu tư xây dựng.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiến trúc cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc theo phân cấp.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc và hành nghề kiến trúc trên địa bàn; quản lý và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc.
+ Hằng năm, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện quản lý nhà nước về kiến trúc trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiến trúc cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc theo phân cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- Mẫu văn bản đăng ký thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 27? Tải về mẫu?