Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm những gì? Quy định về đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai ra sao?
Trình tự xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai được thực hiện ra sao?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai 2013 thì Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT quy định về trình tự xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai được thực hiện như sau:
- Rà soát, thu thập tài liệu; điều tra, khảo sát số liệu cơ bản.
- Xác định, đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp.
- Xây dựng dự thảo kế hoạch phòng, chống thiên tai; lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan; tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo.
- Ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai: Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt, ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp mình.
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm những gì? Quy định về đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm những gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT thì nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm:
(1) Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thủy lợi; Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
(2) Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp trên; dự báo, cảnh báo; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp tỉnh.
(3) Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng bao gồm:
- Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất, đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn.
- Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng chủ yếu theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT.
(4) Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT.
(5) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai gồm: Xác định loại hình thiên tai thường gặp; phạm vi, phương pháp, nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT.
(6) Các biện pháp phòng, chống thiên tai gồm: Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, phục hồi, tái thiết phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai; kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh và các kế hoạch liên quan khác theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT.
(7) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai: Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(8) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm theo quy định tại Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT.
(9) Xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT
Quy định về đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT thì việc đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
- Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến phòng, chống thiên tai: Đánh giá mức độ thực hiện pháp luật, các cơ chế, chính sách; kế hoạch đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai.
- Hệ thống chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và quy chế phối hợp: Mô tả tổ chức bộ máy của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; nguồn nhân lực, năng lực của lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng, chống thiên tai của cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai các cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và cấp huyện; quy định về phân công nhiệm vụ các thành viên, quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan.
– Công tác dự báo, cảnh báo sớm: Đánh giá hiện trạng công tác dự báo, cảnh báo sớm tại địa phương thông qua cơ quan trung ương, cơ quan dự báo khí tượng thủy văn và các cơ quan có trách nhiệm dự báo, cảnh báo trong tỉnh, khu vực về mức độ chi tiết, độ tin cậy, tính đầy đủ, liên tục, kịp thời, dễ hiểu và các công cụ truyền tin.
- Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống thiên tai: Thống kê, đánh giá hiện trạng, danh mục, số lượng, chất lượng, địa điểm dự trữ, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý trên địa bàn cấp tỉnh. Đánh giá chung về cơ chế quản lý và sử dụng, khả năng đáp ứng hiện tại và nhu cầu trong tương lai.
- Công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn: Đánh giá năng lực của các lực lượng nòng cốt trong ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn cấp tỉnh; sự tham gia của các tổ chức, cá nhân dân sự khác. Nội dung đánh giá bao gồm: số lượng, năng lực, trang thiết bị, phương tiện của lực lượng này.
- Thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai: Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin, truyền thông tại địa phương; các phương thức thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai. Đánh giá năng lực ứng dụng và quản lý cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai tại địa phương.
- Năng lực và nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai:
Đánh giá chung về nhận thức, kỹ năng ứng phó thiên tai của cộng đồng và công tác tập huấn phòng, chống thiên tai tại địa phương.
- Cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai: Đánh giá hệ thống công trình phòng, chống thiên tai (trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai, công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân, công trình phòng cháy, chữa cháy rừng và các công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai); hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình; hệ thống giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn.
- Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội: Hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành; kết quả thực hiện lồng ghép, thuận lợi và khó khăn; đề xuất, kiến nghị.
- Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai: Hiện trạng công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai (thống kê, đánh giá thiệt hại và nhu cầu); kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hỗ trợ khẩn cấp để sửa chữa cơ sở hạ tầng, ổn định cuộc sống, sinh kế bền vững; thực hiện các dự án ổn định dân cư vùng thiên tai.
- Đánh giá về nguồn lực tài chính thực hiện công tác phòng, chống thiên tai ở địa phương, đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua nội dung lồng ghép) bao gồm: Ngân sách chi thường xuyên, ngân sách chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, nguồn vốn ODA, nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính lương tháng 13 mới nhất năm 2025 chi tiết? Làm hết tháng 12 có được thưởng tháng 13 không?
- Công trình hết tuổi thọ thiết kế có thực hiện kiểm định xây dựng không? Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?