Nội dung hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ bao gồm những gì? Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ là nhiệm vụ của đối tượng nào?

Nội dung hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ bao gồm những gì? Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ là nhiệm vụ của đối tượng nào? Câu hỏi của cô Mận đến từ Đồng Tháp.

Nội dung hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Luật Cảnh vệ 2017 quy định như sau:

Hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ
1. Hoạt động hợp tác giữa lực lượng Cảnh vệ Việt Nam và nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và trên lãnh thổ nước ngoài được thực hiện theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận trực tiếp giữa Việt Nam với quốc gia có liên quan trên nguyên tắc có đi có lại, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác bao gồm:
a) Trao đổi thông tin về công tác cảnh vệ;
b) Phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp, chế độ cảnh vệ;
c) Huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực cảnh vệ, đào tạo kỹ năng về công tác cảnh vệ;
d) Hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng, vũ khí, trang bị phục vụ công tác cảnh vệ;
đ) Thực hiện nội dung hợp tác khác.

Như vậy theo quy định trên nội dung hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ bao gồm:

- Trao đổi thông tin về công tác cảnh vệ.

- Phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp, chế độ cảnh vệ.

- Huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực cảnh vệ, đào tạo kỹ năng về công tác cảnh vệ.

- Hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng, vũ khí, trang bị phục vụ công tác cảnh vệ.

- Thực hiện nội dung hợp tác khác.

Nội dung hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ bao gồm những gì? Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ là nhiệm vụ của đối tượng nào?

Nội dung hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ bao gồm những gì? Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ là nhiệm vụ của đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Cảnh vệ 2017 quy định nhưng biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam như sau:

- Đối với người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ như đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, và được bố trí phương tiện hộ tống theo nghi lễ đối ngoại của Nhà nước.

- Đối với cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ như sau:

+ Bảo vệ tiếp cận;

+ Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

+ Khi đi bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.

- Đối với khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mà không thuộc đối tượng như trên khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam thì căn cứ vào yêu cầu đối ngoại và thông lệ quốc tế, đề nghị của phía khách mời và tình hình thực tế để áp dụng một hoặc các biện pháp, chế độ cảnh vệ như sau:

+ Bảo vệ tiếp cận;

+ Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;

+ Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;

+ Khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường; đi bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ; đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ và được bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình, khảo sát để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ;

+ Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ là nhiệm vụ của đối tượng nào?

Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 18 Luật Cảnh vệ 2017 quy định như sau:

Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ
1. Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;
b) Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
c) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản để thực hiện công tác cảnh vệ; tổ chức phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ;
d) Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ;
e) Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.
2. Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm trong mọi tình huống;
b) Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
c) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong Quân đội; chủ trì, phối hợp, hiệp đồng với đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do Quân đội quản lý;
d) Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm.

Như vậy theo quy định trên thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ là nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an.

Hợp tác quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung hợp tác quốc tế về thể thao được quy định như thế nào?
Pháp luật
Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm những nội dung gì? Hợp tác quốc tế về biên phòng gồm những hình thức nào?
Pháp luật
Có phải hợp tác quốc tế là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Pháp luật
03 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ? Trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác quốc tế
831 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào