Những thông tin nào không được thể hiện trên căn cước công dân theo Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi?
Những thông tin nào không được thể hiện trên căn cước công dân theo Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi?
Hiện nay, những thông tin được thể hiện trên thẻ căn cước công dân được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 với các nội dung:
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Dự thảo 2 Luật căn cước công dân sửa đổi có nội dung:
Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân
1. Thẻ căn cước công dân gồm bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ gồm:
a) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Dòng chữ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc";
c) Dòng chữ "Căn cước công dân";
d) Ảnh khuôn mặt;
đ) Số định danh cá nhân;
e) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
g) Ngày, tháng, năm sinh;
h) Giới tính;
i) Nơi đăng ký khai sinh;
k) Quốc tịch;
l) Nơi cư trú;
m) Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn;
n) Dòng chữ "Nơi cấp: Bộ Công an".
Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đề xuất trên thẻ căn cước bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng và thay thông tin quê quán thành nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thành nơi cư trú. Thay vào đó, các thông tin bị lược bỏ của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia vào dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước.
Thông tin nào bị lược bỏ trên thẻ CCCD theo Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi)? (Hình ảnh từ Internet)
Thẻ căn cước công dân có giá trị sử dụng như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân được thực hiện theo quy định trên.
Theo đó, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Vấn đề thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 vấn đề thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân được quy định như sau:
- Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
+ Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
- Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp thu hồi thẻ căn cước công dân;
+ Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp tạm giữ thẻ Căn cước công dân.
Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 24/11.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo Nghị định 175? Cơ sở áp dụng hình thức Ban quản lý dự án?
- Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 20/12/2024 như thế nào?
- Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thế nào? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ra sao?
- Lời chúc Giao thừa 2025? Tổng hợp lời chúc Giao thừa 2025 ngắn gọn, ý nghĩa? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025?
- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm những phần dự toán nào? Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình gửi cho ai?