Nhũng nhiễu là gì? Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi có phải là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước không?

Cho tôi hỏi: Nhũng nhiễu là gì? Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi có phải là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước không? - Câu hỏi của chị Quyên Hoàng (Gò Vấp)

Nhũng nhiễu là gì?

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Khái niệm "nhũng nhiễu" được định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:

Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Như vậy, có thể hiểu, nhũng nhiễu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn thể hiện sử hách dịch, cửa quyền, đòi hỏi và tạo ra những khó khăn, phiền hà cho người khác trong qua trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

Nhũng nhiễu là gì? Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi có phải là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước không?

Nhũng nhiễu là gì? Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi có phải là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước không?

Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi có phải là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước không?

Về các hành vi được xem là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định như sau:

Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Như vậy, theo điểm k khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 nêu trên thì hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi được xác định là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước.

Quy định về hành vi nhũng nhiễu trong quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (một số cụm từ bị thay thế bởi khoarn Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Như vậy, theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 nêu trên, trong quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, hành vi nhũng nhiễu là một trong những việc mà người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm.

Tham nhũng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến tham nhũng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, người đứng đầu tổ chức chính trị bị kỷ luật cảnh cáo hay cách chức?
Pháp luật
Hành vi tham nhũng được hiểu là hành vi như thế nào? Chỉ có những hành vi nhận hối lộ trong khu vực nhà nước mới bị xem là hành vi tham nhũng có đúng không?
Pháp luật
Công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng can thiệp vào việc thanh tra, kiểm toán có được xem là hành vi tham nhũng?
Pháp luật
Lạm quyền trong thi hành công vụ có được xem là hành vi tham nhũng? Hành vi lạm quyền của công chức trong khi thi hành công vụ mà chưa gây thiệt hại sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tham nhũng trong và ngoài khu vực nhà nước bao gồm các hành vi nào? Xử lý quà tặng trong phòng chống tham nhũng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Cha mẹ của người tố cáo về hành vi tham nhũng có thuộc đối tượng được bảo vệ tính mạng sức khỏe hay không?
Pháp luật
Người tố cáo về hành vi tham nhũng có bắt buộc phải gửi văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ không?
Pháp luật
Có được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng không?
Pháp luật
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bí mật thông tin đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tham nhũng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
17,666 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào