Những hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
- Những hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
- Ngân hàng thương mại thực hiện góp vốn, mua cổ phần như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
- Ai là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất?
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Những hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì ngân hàng thương mại được thực hiện 06 hoạt động ngân hàng sau:
(1) Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
(2) Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
(3) Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
- Thư tín dụng;
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
(4) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
(5) Cung ứng các phương tiện thanh toán.
(6) Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Tại khoản 15 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
15. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
Tại khoản 6 Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
...
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì thư tín dụng (L/C) được xác định là hình thức cung ứng dịch vụ thanh toán.
So sánh với Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì quy định mới đã bổ sung nghiệp vụ thư tín dụng là loại hình cấp tín dụng.
Những hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại thực hiện góp vốn, mua cổ phần như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Tại Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần trong các trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp 1
Ngân hàng thương mại phải thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết khi thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
- Cho thuê tài chính;
- Bảo hiểm.
Lưu ý:
Ngân hàng thương mại thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Trường hợp 2
Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
Lưu ý:
Ngân hàng thương mại thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Trường hợp 3
Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
- Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
- Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Trường hợp 4
Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phần của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ai là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức mới được ban hành mà cụ thể tại Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?