Những giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư tại Việt Nam mới nhất?

Quê tôi ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Một địa điểm đặc trưng với sự xuất hiện của loài chim sếu đầu đỏ. Đây là một niềm tự hào của quê hương. Thế nhưng những năm gần đây, do nạn săn bắt trái phép tràn lan đã làm cho loài chim này không còn xuất hiện nữa. Cho tôi hỏi, đứng trước thực trạng đáng buồn như vậy thì Chính phủ đã có những yêu cầu gì nhằm bảo vệ các loài chim?

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư. Các vùng chim hoang dã, chim di cư đã tạo nên các giá trị thiên nhiên vô cùng quan trọng. Qua đó giúp bảo tồn sự đa sạng sinh học, kích thích và phát triển du lịch, xây dựng hình ảnh đất nước.

Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường sống cũng như số lượng nhằm đảm bảo được tính đa dạng sinh học của các loài chim hoang dã, chim di cư. Có rất nhiều loài chim đã được bảo vệ theo quy định pháp luật như: sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa... Tuy nhiên, bên cạnh những biện pháp, chính sách, nỗ lực của Đảng và Nhà nước, các loài chim hoang dã, chim di cư vẫn bị săn bắt rất nhiều và đặt chúng rơi vào tình trạng “báo động đỏ”. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học ở địa phương nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Hơn thế nữa, việc săn bắt chim hoang dã, chim di cư cũng ảnh hưởng đến sự “uy tín” của Việt Nam trong việc thực thi các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đứng trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Nhiệm vụ của cơ quan về môi trường trong việc bảo tồn các loài chim là gì?

Theo mục 1 Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có những yêu cầu về công tác thực hiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

- Rà soát, đề xuất hoàn thiện, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; hướng dẫn quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng.

- Phối hợp với các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quan tăng cường bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư và đường bay xuyên biên giới, các vùng chim di cư quan trọng và điểm dừng chân của chúng tại Việt Nam; phối hợp với các tổ chức quốc tế thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát các đường bay quan trọng của các loài chim di cư.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát để hoàn thành và trình ban hành những quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư. Phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế tăng cường bảo vệ các loài chim cũng như là đường bay của chúng.

Những giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư tại Việt Nam mới nhất?

Những giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư tại Việt Nam mới nhất?

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có nhiệm vụ gì?

Theo mục 2 Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có những yêu cầu về nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau).

- Tăng cường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý các vùng chim hoang dã, di cư quan trọng của Việt Nam.

- Rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm săn, băn, bẫy các loài chim hoang dã, di cư.

- Tăng cường theo dõi, kịp thời phát hiện các bệnh, dịch có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia súc, gia cầm.

Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn và bắt giữ cũng như xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Áp dụng công nghệ để giám sát các loài chim?

Theo mục 6 Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu về công tác bảo vệ các loài chim dành cho Bộ Khoa học Công nghệ như sau:

- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm giám sát các loài chim di cư, bảo tồn và phục hồi các vùng chim hoang dã, di cư quan trọng của Việt Nam.

Như vậy, nhiệm vụ của Bộ Khoa học Công nghệ là phải triển khai nghiên cứu khoa học nhằm giám sát các loài chim di cư, chim hoang dã.

Chính quyền địa phương có nhiệm vụ gì trong việc bảo tồn các loài chim?

Theo mục 10 Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có những yêu cầu đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

- Tăng cường chỉ đạo thực hiện trên địa bàn các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt là Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2014/NĐ-CP; Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước, các vườn chim, sân chim và các vùng chim quan trọng trên địa bàn; tổ chức triển khai cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn ký cam kết về việc không mua bán, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp và xử lý nghiêm các cá nhân, cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm.

- Chỉ đạo các cấp chính quyền tại địa phương, cơ quan thực thi pháp luật tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, bẫy, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá dứt điểm các khu chợ, tụ điểm buôn bán các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật trên địa bàn.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, bắn chim hoang dã, di cư, không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chủ động đấu tranh, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư.

Theo đó, chính quyền địa phương cần tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên. Tăng cường giám sát, kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi săn bắt các loài chim, nếu phát hiện vi phải thì phải xử lý nghiêm để tạo tính răn đe trong cộng đồng.

Bảo tồn các loài chim
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư tại Việt Nam mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo tồn các loài chim
3,015 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo tồn các loài chim

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo tồn các loài chim

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào