Những chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội là chất nào? Trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cho hỏi hiện nay những chất ma túy nào tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội? Trồng cần sa có vi phạm pháp luật không? Câu hỏi của anh Nhân đến từ Gia Lai.

Những chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội là chất nào?

Ngày 25/8/2022 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định về các danh mục chất ma túy và tiền chất.

Tại Danh mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP đã quy định về các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Theo như danh mục trên thì các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội như heroin, cần sa và các chế phẩm từ cần sa,…

Danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền được quy định như sau:

Xem toàn bộ danh các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền tại đây.

Những chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội là chất nào? Trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Những chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội là chất nào? Trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Căn cứ vào Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 một số quy định được bổ sung bởi điểm n khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo đó thì hành vi trồng cần sa nếu như đã được giáo dục 02 lần và tạo điều kiện ổn định cuộc sống hoặc bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này nhưng chưa xóa án tính hoặc trồng từ 500 cây trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trồng cần sa là bao nhiêu năm?

Căn cứ vào Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Theo đó, căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi trồng cần sa để xác định khung hình phạt truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

Sau đó, căn cứ vào khung hình phạt để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Sử dụng chất ma túy
Trồng cần sa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lái xe ô tô tham gia giao thông có sử dụng chất ma túy bị xử phạt như thế nào? Trường hợp lái xe ô tô tham gia giao thông có sử dụng chất ma túy bị tước bằng lái xe bao nhiêu lâu?
Pháp luật
Trồng khoảng bao nhiêu cây bồ đà thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Nếu giao nộp cây bồ đà trước khi thu hoạch thì có được miễn trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Những chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội là chất nào? Trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Cần sa có được coi là chất ma túy không? Mua bán trái phép bao nhiêu kg lá cần sa thì bị phạt tù?
Pháp luật
Trường hợp trồng cây cần sa thì có bị pháp luật cấm không? Có phải chịu trách nhiệm về pháp luật hình sự không? Hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hành vi trồng cần sa sẽ bị xử lý như thế nào? Mức xử phạt vi phạm hành chính nào được áp dụng cho hành vi trồng cần sa?
Pháp luật
Điều khiển xe máy sử dụng chất ma túy bị phạt bao nhiêu? Ngoài phạt tiền, cháu tôi còn bị chịu phạt gì nữa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sử dụng chất ma túy
4,565 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng chất ma túy Trồng cần sa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào