Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội định từ 15/8/2024 thế nào?
Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội định từ 15/8/2024 thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa như sau:
Hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông chung cả ba lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa) và theo từng lĩnh vực gồm các chỉ tiêu thống kê sau:
(1) Số vụ, số người chết, số người bị thương theo giới tính (nam, nữ). Chỉ tiêu này thống kê như nhóm chỉ tiêu chung quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2024/TT-BCA;
(2) Số người mất tích theo giới tính (nam, nữ);
(3) Hậu quả thiệt hại về tài sản;
(4) Phân loại tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA;
(5) Tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài gồm: số vụ; số người chết, mất tích, bị thương theo giới tính (nam, nữ); số người nước ngoài có liên quan; số người có thân phận ngoại giao; số vụ do người nước ngoài gây ra.
Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội định từ 15/8/2024 thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phân loại tai nạn giao thông từ 15/8/2024 được quy định chung như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định chung về phân loại tai nạn giao thông như sau:
Theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông
(1) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
- Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
(2) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
(3) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 01 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(4) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 61%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 11% đến dưới 61%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
(5) Vụ va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả dưới mức quy định tại (4).
(6) Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
(7) Việc xác định thiệt hại về tài sản do vụ tai nạn giao thông gây ra căn cứ vào kết luận định giá thiệt hại tài sản hoặc chứng thư thẩm định giá hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh thiệt hại tài sản.
Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:
- Tổng tỷ lệ % tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (TTCT) của một người phải nhỏ hơn 100%.
- Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
- Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
- Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
- Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.
- Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.
- Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.
- Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?