Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh trong quản lý công chức được quy định ra sao? Nội dung quản lý công chức gồm những gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh trong quản lý công chức được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 74 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; quyết định bổ nhiệm ngạch, xếp lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ; quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; quyết định bổ nhiệm ngạch, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở xuống.
2. Tổ chức việc tuyển dụng và phân công, phân cấp tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc phạm vi quản lý.
3. Quyết định danh mục, số lượng vị trí việc làm; quản lý vị trí việc làm và biên chế công chức theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và của pháp luật.
4. Tổ chức thi hoặc xét nâng ngạch đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
5. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
7. Thực hiện thống kê và báo cáo thống kê công chức theo quy định.
8. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, trong việc quản lý công chức, Ủy ban nhân dân tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh trong quản lý công chức được quy định ra sao? Nội dung quản lý công chức gồm những gì?
Nội dung quản lý công chức gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý công chức như sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức.
- Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; vị trí việc làm và cơ cấu công chức.
- Xác định số lượng và quản lý biên chế công chức.
- Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức.
- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức.
- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức.
- Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.
- Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức.
- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức.
Như vậy, theo quy định, việc quản lý công chức có 12 nội dung nêu trên.
Cơ quan sử dụng công chức có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức được quy định tại Điều 75 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức
1. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức.
2. Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức.
3. Thực hiện việc tuyển dụng công chức theo phân công, phân cấp; đề xuất với cơ quan quản lý công chức bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, nâng ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức theo quy định.
4. Đánh giá công chức theo quy định.
5. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
6. Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
7. Thống kê và báo cáo cơ quan quản lý công chức cấp trên về tình hình đội ngũ công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Như vậy, cơ quan sử dụng công chức có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức.
- Bố trí, phân công nhiệm vụ công chức và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức.
- Thực hiện việc tuyển dụng công chức; đề xuất bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, nâng ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Đánh giá công chức.
- Thực hiện khen thưởng, kỷ luật công chức.
- Lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của công chức.
- Thống kê và báo cáo cơ quan quản lý công chức cấp trên về tình hình đội ngũ công chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?