Nhiệm vụ, giải pháp nào để ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình hiện nay?

Xin hỏi, nhiệm vụ, giải pháp lớn nào để ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình hiện nay? Câu hỏi của chị An ở Tiền Giang.

Mới đây, ngày 15/6/2023, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 225/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Tình hình nền kinh tế và những khó khăn phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay như thế nào?

Tại Thông báo 225/TB-VPCP năm 2023 cho hay:

- Trong những tháng đầu năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực cố gắng, quyết tâm cao trong tổ chức triển khai thực hiện; nhờ đó, kinh tế - xã hội nước ta đạt nhiều kết quả tích cực, nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

- Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước còn rất nhiều khó khăn, thời gian tới đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải quyết liệt, chủ động hơn nữa để có các chính sách, giải pháp điều hành nhanh hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

ổn định kinh tế

Nhiệm vụ, giải pháp lớn nào để ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình hiện nay? (Hình internet)

Nhiệm vụ giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW trong bối cảnh kinh tế hiện nay gồm mấy nội dung?

Tại Thông báo 225/TB-VPCP năm 2023, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Quán triệt mục tiêu tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội;

+ Phát huy hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, cơ quan, địa phương, nhất là người đứng đầu trong việc chỉ đạo, giải quyết kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trước mắt;

+ Đồng thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong trung, dài hạn để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững;

- Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả;

+ Phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế;

+ Cân bằng hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng, giữa lãi suất và tỷ giá.

Như vậy, từ nội dung trên có thể thấy rằng, nhiệm vụ trên quán triệt mục tiêu tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội và cân bằng hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng, giữa lãi suất và tỷ giá.

Xử lý hiệu quả, kịp thời các kiến nghị liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu theo nguyên tắc nào?

Tại Thông báo 225/TB-VPCP năm 2023, cũng đã giao nhiệm vụ Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện một số nội dung như:

- Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, văn bản chỉ đạo Lãnh đạo Chính phủ;

+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan cấp dưới, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện và việc đôn đốc, kiểm tra, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

- Chủ động, tích cực làm việc với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để kịp thời báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tháo gỡ vướng mắc đối với các vấn đề Quốc hội, cử tri quan tâm và các vấn đề Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, dự báo, phân tích tình hình, không để bị động, bất ngờ.

+ Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Bộ, cơ quan liên quan trong giải quyết, xử lý các công việc.

+ Đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ trực tiếp làm việc để thống nhất, trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực tổ chức họp để xử lý ngay; kịp thời xử lý, khắc phục tình trạng cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, ảnh hưởng đến công việc chung.

- Trên cơ sở tổng hợp kết quả làm việc của các đoàn công tác theo Quyết định 435/QĐ-TTg năm 2023, tập trung xử lý hiệu quả, kịp thời các kiến nghị liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu theo nguyên tắc:

+ Các vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương thì địa phương xử lý;

+ Các vấn đề thuộc thẩm quyền của các Bộ, cơ quan trung ương thì Bộ, cơ quan phải khẩn trương xử lý theo thẩm quyền;

+ Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ để chỉ đạo xử lý kịp thời, hiệu quả.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Phát triển kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tình hình về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
Pháp luật
Mục tiêu trọng tâm để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới là gì?
Pháp luật
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ đạt mức dưới 3%? Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong vùng phải trên 95%?
Pháp luật
Nghị quyết 01/NQ-CP: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đặt ra mục tiêu GDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD trong năm 2023?
Pháp luật
Mục tiêu của Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam là gì? Đề án phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
Mức hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được quy định thế nào?
Pháp luật
Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2024 với các nhiệm vụ, giải pháp nào?
Pháp luật
Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng đầu cơ bất động sản khu vực trung tâm theo nội dung Đề án Phát triển kinh tế đô thị?
Pháp luật
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế: Các Bộ, ngành liên quan được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 sẽ đạt được những mục tiêu gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế
1,807 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển kinh tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào