Nhân viên công tác xã hội phải đáp ứng tiêu chuẩn nào? 06 nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là gì?
Nhân viên công tác xã hội có phải là viên chức không?
Căn cứ theo Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH được ban hành ngày 12/12/2022 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Tại Điều 2 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội được đề cập như sau:
Chức danh và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội
1. Công tác xã hội viên chính Mã số: V.09.04.01;
2. Công tác xã hội viên Mã số: V.09.04.02);
3. Nhân viên công tác xã hội Mã số: V.09.04.03.
Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên công tác xã hội là viên chức chuyên ngành công tác xã hội với mã số chức danh là V.09.04.03.
Nhân viên công tác xã hội phải đáp ứng tiêu chuẩn nào? 06 nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là gì?
Tiêu chuẩn chung của nhân viên công tác xã hội là gì?
Căn cứ nội dung tại Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp;
- Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng;
- Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.
Theo đó, để trở thành nhân viên công tác xã hội, điều đầu tiên cần phải đáp ứng chính là 06 tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp nêu trên.
Nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ, năng lực nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội bên cạnh đáp ứng các điều kiện chung về đạo đức nghề nghiệp còn cần phải thỏa mãn 02 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội
Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác:
+ Phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;
+ Hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghề nghiệp
- Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội;
- Có kỹ năng giao tiếp đối với đối tượng;
- Có khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng.
Như vậy, muốn trở thành nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên.
06 Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là gì?
Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, như sau:
- Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;
- Tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng theo sự phân công;
- Thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;
- Đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;
- Tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội trong phạm vi được phân công, gồm:
+ Tư vấn;
+ Tham vấn;
+ Trị liệu;
+ Phục hồi chức năng;
+ Giáo dục;
+ Đàm phán;
+ Hòa giải;
+ Tuyển truyền;
- Tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;
- Tham gia hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công;
- Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.
Như vậy, nhân viên công tác xã hội cần phải thực hiện theo 09 nhiệm vụ nêu trên.
Từ ngày 28/01/2023, Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?