Nhà thầu cần phải đảm bảo những điều kiện gì để được xem xét đề nghị trúng thầu đối với đấu thầu thuốc trong năm 2022?
Nhà thầu cần phải đảm bảo những điều kiện gì để được xem xét đề nghị trúng thầu đối với đấu thầu thuốc trong năm 2022?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế
...
3. Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu cung cấp từng mặt hàng thuốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 43 của Luật này;
b) Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.
...
Như vậy, đối với đấu thầu thuốc, nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
- Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;
- Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
- Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
- Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.
Đối với đấu thầu thuốc nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng các điều kiện gì năm 2022? (Hình từ Internet)
Các hình thức đấu thầu thuốc theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế
1. Hình thức, phương thức, kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định tại các chương II, III và IV của Luật này.
...
Như vậy, đấu thầu thuốc bao gồm các hình thức sau:
- Đấu thầu rộng rãi (Điều 20 Luật Đấu thầu 2013):
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
- Đấu thầu hạn chế (Điều 21 Luật Đấu thầu 2013):
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Chỉ định thầu (Điều 22 Luật Đấu thầu 2013):
Hình thức này chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013 và hỉ có 01 nhà thầu duy nhất được lựa chọn để thực hiện yêu cầu của bên mời thầu.
- Chào hàng cạnh tranh (Điều 23 Luật Đấu thầu 2013):
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013.
- Mua sắm trực tiếp (Điều 24 Luật Đấu thầu 2013):
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
- Tự thực hiện (Điều 25 Luật Đấu thầu 2013):
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (Điều 26 Luật Đấu thầu 2013):
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nêu trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Tham gia thực hiện của cộng đồng (Điều 27 Luật Đấu thầu 2013):
Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp tại Điều 27 Luật Đấu thầu 2013.
Quy trình đàm phán giá thuốc diễn ra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quy trình đàm phán thuốc như sau:
- Gửi thông báo mời đàm phán đến các nhà thầu cung cấp thuốc (nhà sản xuất, nhà cung cấp) trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, loại thuốc cần đàm phán về giá.
- Nhà thầu cung cấp thuốc căn cứ thông báo mời đàm phán để lập hồ sơ chào giá thuốc trong đó phải nêu rõ đặc tính dược lý, xuất xứ, số lượng, giá chào, điều kiện giao hàng và các nội dung liên quan khác.
- Hội đồng đàm phán tiến hành đàm phán giá với từng nhà thầu cung cấp thuốc để xác định nhà thầu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, điều kiện bảo quản, giao hàng, các yêu cầu khác liên quan đến kỹ thuật, chất lượng và xác định giá chào của nhà thầu.
- Trường hợp có từ 02 nhà thầu cung cấp thuốc trở lên tham gia đàm phán giá, sau khi đàm phán, căn cứ kết quả đàm phán, Hội đồng đàm phán đề nghị các nhà thầu cung cấp thuốc chào lại giá; trong văn bản đề nghị chào lại giá phải nêu rõ thời hạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ chào lại giá, thời điểm mở các hồ sơ chào lại giá đồng thời mời các nhà thầu cung cấp thuốc tham dự lễ mở hồ sơ chào lại giá. Khi chào lại giá, nhà thầu không được chào giá cao hơn giá đã đàm phán trước đó. Nhà thầu có giá chào lại thấp nhất được công nhận trúng thầu.
- Cơ sở y tế trực tiếp sử dụng thuốc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp thuốc được công nhận trúng thầu thông qua đàm phán giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?