Nhà ở được hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 phải đảm bảo tuổi thọ từ 20 năm trở lên?

Anh chị cho tôi hỏi yêu cầu về chất lượng về nhà ở thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sau khi được hỗ trợ phải đảm bảo những điều kiện nào? Tôi cảm ơn!

Trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định về trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 bao gồm:

- Tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định;

- Đề xuất nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;

- Lập kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và hàng năm để triển khai các hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, cơ quan trung ương hướng dẫn các tỉnh có huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt lập Đề án và tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại địa phương;

- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, cơ quan trung ương kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tỉnh có huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng mục tiêu và yêu cầu.

Trách nhiệm của các cơ quan ban ngành khác trong thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ ngèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định về trách nhiệm của các cơ quan ban ngành khác trong thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025:

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả. Tùy điều kiện thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, quyết định việc hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương góp phần nâng cao chất lượng nhà ở của các hộ nghèo, hộ cận nghèo ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương;

+ Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; hướng dẫn các thôn, xã xác định thực trạng về nhà ở và chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ;

+ Tổ chức lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này;

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình;

+ Chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, vận động cộng đồng ủng hộ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở;

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ có báo cáo Quý (theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này) trước ngày 15 tháng cuối Quý và báo cáo năm (theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này) trước ngày 10 tháng 12 hàng năm kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Lập kế hoạch vốn thực hiện chính sách (bao gồm tất cả các nguồn vốn), báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân hàng năm gửi về Bộ Xây dựng, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và các cơ quan có liên quan theo quy định;

+ Chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đến người dân bằng hình thức phù hợp. Tổ chức công bố công khai các tiêu chí, đối tượng được thụ hưởng chính sách.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

+ Tổng hợp, phê duyệt theo thẩm quyền danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trên địa bàn theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này; .

+Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc diện đối tượng được hỗ trợ; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở đạt chất lượng theo quy định sau khi được hỗ trợ.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Rà soát, thẩm định, tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp phế duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

+ Nghiệm thu, xác nhận khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng mới hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng công việc xây dựng trở lên đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở hiện có) và xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng để làm cơ sở giải ngân vốn hỗ trợ theo quy định;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, giám sát các hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng vốn hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đúng mục đích, đảm bảo nhà ở phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng; vận động các tổ chức, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng, các nhà cung ứng vật liệu và hộ gia đình; tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ theo quy định của pháp luật để đảm bảo giảm giá thành xây dựng nhà ở.

- Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung để trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, ban hành theo thẩm quyền hoặc gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Nhà ở được hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 phải đảm bảo tuổi thọ từ 20 năm trở lên?

Nhà ở được hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 phải đảm bảo tuổi thọ từ 20 năm trở lên? (Hình từ internet)

Nhà ở được hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 phải đảm bảo tuổi thọ từ 20 năm trở lên?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định về yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ như sau:

“Điều 4: Yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ
1. Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
2. Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
a) “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;
b) “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc;
c) “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trọng trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc;
Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. Ủy ban nhân dân các tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.”

Theo đó, nhà ở sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

Thông tư 01/2022/TT-BXD có hiệu lực từ 15/8/2022.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những kết quả và chỉ tiêu cần đạt được trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dành tối thiểu 75.000 tỷ đồng làm nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hướng đến những đối tượng nào?
Pháp luật
Phấn đấu đến năm 2025, cả nước giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều?
Pháp luật
Mức chi chung từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
Pháp luật
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Pháp luật
03 mức chi hỗ trợ giao dịch việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
2,761 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào